Danh mục

Đặc điểm lâm sàng, Monitoring sản khoa, ph máu cuống rốn và kết quả kết thúc thai kỳ ở các sản phụ mang thai đủ tháng có nước ối xanh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 281.56 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết khảo sát các đặc điểm lâm sàng, monitoring sản khoa, pH máu cuống rốn và đánh giá kết quả kết thúc thai kỳ ở những sản phụ mang thai đủ tháng có nước ối xanh. Kết quả cho thấy 65,7% sản phụ có tuổi thai quá ngày sinh dự đoán. Có 32,6% trường hợp có CTG bất thường, pH máu động mạch rốn là 7,20 ± 0,09, tỷ lệ trẻ nhiễm toan là 6,7%. CTG loại 3, nước ối xanh đặc kết hợp với CTG loại 2 cho phép dự báo tình trạng nhiễm toan của trẻ trên 90%,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng, Monitoring sản khoa, ph máu cuống rốn và kết quả kết thúc thai kỳ ở các sản phụ mang thai đủ tháng có nước ối xanh TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MONITORING SẢN KHOA, pH MÁU CUỐNG RỐN VÀ KẾT QUẢ KẾT THÚC THAI KỲ Ở CÁC SẢN PHỤ MANG THAI ĐỦ THÁNG CÓ NƯỚC ỐI XANH Hoàng Bảo Nhân1, Nguyễn Vũ Quốc Huy2 1 2 Khoa Phụ sản - Bệnh viện Trung ương Huế Bộ môn Phụ sản - Trường Đại học Y Dược Huế Nghiên cứu nhằm khảo sát các đặc điểm lâm sàng, monitoring sản khoa, pH máu cuống rốn và đánh giá kết quả kết thúc thai kỳ ở những sản phụ mang thai đủ tháng có nước ối xanh. Kết quả cho thấy 65,7% sản phụ có tuổi thai quá ngày sinh dự đoán. Có 32,6% trường hợp có CTG bất thường, pH máu động mạch rốn là 7,20 ± 0,09, tỷ lệ trẻ nhiễm toan là 6,7%. CTG loại 3, nước ối xanh đặc kết hợp với CTG loại 2 cho phép dự báo tình trạng nhiễm toan của trẻ trên 90%. Trong chuyển dạ, các sản phụ có ối xanh nếu có CTG loại 3, hoặc CTG loại 2 kết hợp với ối xanh đặc cần kết thúc thai kỳ nhanh chóng. Từ khoá: Nước ối lẫn phân su, cardiotocography, pH máu dây rốn I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ối xanh hay nước ối lẫn phân su là một dấu hiệu thường gặp trong thực hành sản khoa, đối với thai đủ tháng thường là 10 - 20% các trường hợp. Trẻ sơ sinh có nước ối lẫn phân su thường có nhiều nguy cơ mắc bệnh và tử vong hơn so với những trẻ có nước ối trong. Tống suất phân su trong nước ối là một quá trình tăng nhu động ruột của thai nhi kết hợp với sự co giãn của cơ vòng hậu môn, các quá trình này có thể là sinh lý hoặc cũng có thể là bệnh lý. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tống suất phân su trong nước ối, có thể kể đến như hiện tương tống suất phân su sinh lý khi trực tràng thai nhi đầy tự nhiên, thai đủ tháng, thai nhi bị dị dạng bẩm sinh, nhiễm trùng hoặc thai nhi thiếu oxy trong tử cung [1]. Tuy nhiên, thai suy là nguyên nhân thường Địa chỉ liên hệ: Hoàng Bảo Nhân - Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Huế. Email: baonhanob@gmail.com Ngày nhận: 14/01/2013 Ngày được chấp thuận: 26/4/2013 28 được qui cho khi có dấu hiệu này nên các bác sĩ lâm sàng thường chỉ định can thiệp cho những sản phụ có dấu hiệu nước ối lẫn phân su [2]. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát các đặc điểm lâm sàng, monitoring sản khoa, pH máu cuống rốn ở những sản phụ mang thai đủ tháng có nước ối xanh. 2. Đánh giá kết quả kết thúc thai kì ở những sản phụ mang thai đủ tháng có nước ối xanh. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng 359 sản phụ mang thai từ 38 - 41 tuần 6 ngày, vào viện tại khoa Phụ sản bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 4/2011 đến tháng 6/2012, được phát hiện nước ối có màu xanh. 1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh - Sản phụ mang thai từ 38 tuần đến 41 tuần 6 ngày, vào viện từ tháng 4/2011 đến tháng 6/2012. - Tính được chính xác tuổi thai theo tuần dựa vào ngày đầu kì kinh cuối hoặc kết quả siêu âm thai trong 3 tháng đầu. TCNCYH 82 (2) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC - Ối vỡ non hoặc chuyển dạ có ối vỡ sớm, ối vỡ đúng thời điểm hoặc do tia ối khi có chỉ định mà có nước ối màu xanh. - Đơn thai, ngôi đầu. 1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Không tính được tuổi thai chính xác theo tuần. - Sản phụ không kịp đo CTG hoặc đo không đủ thời gian qui định. - Trẻ sơ sinh có các dị tật bẩm sinh, thai chết trong tử cung được chẩn đoán xác định trước khi phát hiện nước ối màu xanh. 2. Phương pháp: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang. Các bước tiến hành nghiên cứu Bước 1: Khám và lập phiếu thông tin bệnh nhân theo mẫu. Các thông tin được thu thập bao gồm: tuổi mẹ, nơi cư trú, số lần mang thai, tuổi thai (được tính theo tuần dựa vào kết quả siêu âm 3 tháng đầu hoặc ngày đầu kỳ kinh cuối cùng), tình trạng ối vỡ. - Nước ối xanh được phát hiện khi ối vỡ, đánh giá bằng mắt thường, được chia thành các nhóm theo tác giả Bashore bao gồm: xanh nhạt, xanh đậm, xanh đặc, vàng xanh [3]. - Tần số cơn co, độ mở cổ tử cung, thời gian chuyển dạ. - CTG được chia làm 3 loại theo cách phân loại của Viện Quốc gia về sức khỏe trẻ em và phát triển con người Hoa Kỳ Balley R.E [4]. Bước 2: Theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ, xử trí khi có chỉ định. Sau khi phát hiện nước ối có màu xanh, sản phụ sẽ được chỉ định hồi sức thai, sau đó sản phụ được chỉ định đo lại CTG sau 1 đến 2 giờ. Nếu CTG bình thường thì sản phụ được tiếp tục theo dõi chuyển dạ. Nếu CTG bất TCNCYH 82 (2) - 2013 thường thì sản phụ được chỉ định mổ lấy thai. Bước 3: Mô tả các can thiệp: sinh thường, sinh thủ thuật, mổ lấy thai. Bước 4: Mô tả các kết quả kết thúc thai kì: chỉ số Apgar, cân nặng, pH máu cuống rốn. 3. Xử lý số liệu Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 17.0. Sử dụng test kiểm định thống kê Mann - Whitney để so sánh trung bình và trung vị của hai nhóm độc lập, test kiểm định thống kê χ2 để so sánh tỷ lệ của hai nhóm độc lập, mức ý nghĩa p < 0,05. Sử dụng mô hình dự báo tình trạng nhiễm toan của trẻ sơ sinh bằng thuật toán hồi qui logistic (thông số - 2 log - likelihood (- 2LL)), mức ý nghĩa p < 0,05. 4. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: