Danh mục

ĐẠI CƯƠNG VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.09 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm mũi dị ứng xảy ra ở 10-30% người lớn và 40% trẻ em. Trong ba thập kỷ vừa qua, bệnh tăng đều trên khắp thế giới, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển. Lý do của sự gia tăng này chưa rõ, có thể vì tăng ô nhiễm không khí, tăng số lượng vi sinh vật trong bụi nhà, giảm thông khí trong nhà và văn phòng, tăng thời gian sống trong nhà… Sự gia tăng căn bệnh được coi là thông thường này có hậu quả kinh tế lớn lao gây phí tổn trực tiếp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẠI CƯƠNG VIÊM MŨI DỊ ỨNG VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀO ĐỀ Viêm mũi dị ứng xảy ra ở 10-30% người lớn và 40% trẻ em. Trong bathập kỷ vừa qua, bệnh tăng đều trên khắp thế giới, nhất là ở các nước côngnghiệp phát triển. Lý do của sự gia tăng này chưa rõ, có thể vì tăng ô nhiễm không khí,tăng số lượng vi sinh vật trong bụi nhà, giảm thông khí trong nhà và vănphòng, tăng thời gian sống trong nhà… Sự gia tăng căn bệnh được coi là thông thường này có hậu quả kinh tếlớn lao gây phí tổn trực tiếp về chi phí điều trị, gián tiếp về giảm ngày cônglao động và thời gian học hành. Ngoài ra triệu chứng nghẹt mũi sổ mũi gâymất ngủ, làm giảm sự minh mẫn ảnh hưởng bất lợi đến phẩm chất đời sống,đến sư làm việc và giao tiếp. Ngày nay viêm mũi dị ứng được coi là biểuhiện tại chỗ của một bệnh dị ứng tổng quát vì quả thực viêm mũi dị ứngthường liên hệ với suyễn, 40% bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng bị suyễn và80% người bị suyễn cũng bị viêm mũi dị ứng. Điều này đưa đến quan niệmcho rằng viêm mũi dị ứng và suyễn là một bệnh của một đường hô hấp. CƠ CHẾ GÂY BỆNH Phản ứng dị ứng xảy ra theo hai giai đoạn. Trong giai đoạn nhanh,chất gây dị ứng (dị nguyên tác dụng vào IgE gắn trên mastocyte, khiến tếbào tiết ra histamine, leukotrienes, bradykinin và các chất trung gian hóa họckhác. Giai đoạn chậm xảy ra vài giờ sau giai đoạn trên giảm sự xâm nhậpcủa các tế bào eosinopils, basophils, monocytes và lymphocytes. Hậu quả của giai đọan chậm là sự đáp ứng quá nhạy cảm và“priming” của đường hô hấp. Priming là sự tăng cường điều chỉnh(upregulation) làm cho đường hô hấp phản ứng mạnh mẽ khi tiếp xúc lại vớidị nguyên. Giai đọan chậm cũng bao gồm cả phản ứng tế bào và các chấttrung gian hóa học gồm histamine leukotrienes và các chất khác. Cytokinesdo lymphocytes T và mastocytes tiết ra duy trì sự thâm nhiễm tế bào. Biểumô trở thành một nhóm tế bào hoạt động, cung cấp cytokines và chemokinesliên hệ đến sự tuyển mộ tế bào với sự tích tụ của mastoctes, basophils,lymphocyts T. Tiến trình này tồn tại trong nhiều tuần sau khi tiếp xúc với dịnguyên. Ở người bị viêm mũi dị ứng kinh niên, sự tiếp xúc liên tục với dịnguyên lượng nhỏ duy trì tình trạng viêm ở mũi. Trong trường hợp này sựđiều trị cần huớng vào sự kiểm soát tình trạng viêm hơn là điều trị triệuchứng. CÁC CHẤT GÂY DỊ ỨNG TRONG KHÔNG KHÍ Các chất gây dị ứng gồm: • Phấn hoa của cây, cỏ và cỏ dại. Ở Hoa kỳ dị ứng trong mùa xuân(tháng 4-5) thường do phấn hoa của cây, trong mùa hè (cuối tháng 5-giữatháng 7) do phấn hoa của cỏ, trong mùa thu (cuối tháng 8-đầu mùa lạnh) dophấn hoa của cỏ dại. • Nấm mốc sống ở những nơi ẩ m ướt như màn che trong nhà tắm,hầm nhà, gỗ và cỏ mục, hố chứa rác. Dị ứng do nấm mốc xảy ra nhiều nhấtkhi thời tiết ẩm trong mùa mưa. • Lông và mảnh vụn của da thú vật. Các chất đạm (proteins) của da,nước bọt, nước tiểu và lông thú vật như chó mèo hay gây dị ứng cho một sốngười. • Bụi. Những sinh vật nhỏ sống trong bụi trong nhà. Các sinh vậtnày sống ở khăn trải giường, nệm, gối, thảm và các đồ dùng bọc bông vải.Chúng sống nhờ chất hữu cơ từ những mảnh tế bào da của chúng ta rớt ra. TRIỆU CHỨNG Người bị dị ứng cảm thấy: - ngứa ở mũi, mắt, cổ họng, - nhảy mũi, - mắt đỏ, chảy nước mắt, - chảy nước mũi, - nghẹt mũi, khó thở, - cảm thấy sung huyết, tức là cảm giác nặng ở mặt, vùng mũi xoang.Viêm mũi dị ứng do tác nhân ngoài trời xảy ra theo mùa, do tác nhân trongnhà xảy ra quanh năm. Thăm khám thấy niêm mạc mũi sưng, trong trườnghợp điển hình có màu tái, dịch tiết màu trong. Niêm mạc sưng đỏ khi có bộinhiễm, trong trường hợp có dịch tiết màu vàng xanh. Cũng cần thăm khámcác bộ phận lân cận như cổ họng, tai và xoang mũi. Viêm mũi dị ứng nhẹkhông cản trở sinh hoạt, nhưng khi nặng khiến bệnh nhân phải thở bằngmiệng, gây mất ngủ, mệt mỏi, ho nhiều, khò khè, suyễn, làm giảm khả năngtập trung, cản trở sự làm việc và học hành làm cho người bệnh trở nên khóchịu, dễ gắt gỏng. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH Chẩn đoán dễ dàng qua hỏi bệnh sử, thăm khám mũi họng. Khảo sátdịch tiết ở mũi bằng cách nhuộm Gram cho thấy nhiều tế bào eosinophils,tuy nhiên xét nghiệm này không đặc hiệu. Nhận diện dị nguyên bằng cáchthử phản ứng da là xét nghiệm nhanh, không tốn kém và an tòan để chứngminh sự hiện diện của IgE chuyên biệt đối với dị nguyên. Thử máu tìmkháng thể chuyên biệt IgE (radioallergosorbent test-RAST) đắt tiền nhưngkhông nhạy bằng phản ứng da nên ít được dùng. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT - Viêm mũi xoang. Bệnh nhân có triệu chứng nghẹt mũi sổ mũi,chảymũi, đau họng. Đau cổ họng ngắn hạn, triệu chứng mũi nhiều sau 2-3 ngàysau đó bệnh nhân ho trong khi triệu chứng mũi giảm. Triệu chứng kéo dài 2-3 tuần sau khi bị cảm. - Viêm mũi vận mạch. Bệnh thường xảy ra ở người lớn tu ...

Tài liệu được xem nhiều: