Danh mục

Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: Sự vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 211.50 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết "Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: Sự vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam" của tiến sĩ Phạm Xuân Thanh trình bày về vấn đề giáo dục đại học, khái niệm chất lượng giáo dục đại học, các mô hình quản lý chất lượng giáo dục đại học và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: Sự vận dụng vào thực tiễn của Việt NamĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC:SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAMTS Phạm Xuân Thanh,Trưởng Phòng Kiểm định chất lượng giáo dụcCục Khảo thí và Kiểm định CLGD, Bộ GD-ĐTTel. 8683361 Mob. 0913090960Email: pxthanh@moet.gov.vn1. Đặt vấn đềGiáo dục đại học được công nhận là một công cụ hiệu quả cho sự pháttriển nguồn nhân lực có trình độ cao và phát triển xã hội trên nhiều phương diện.Tuy nhiên, ngày nay giáo dục đại học của Việt Nam, cũng như của nhiều nướckhác trong khu vực và trên thế giới, đang phải đối mặt với xu thế toàn cầu hoákinh tế, đang ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống, kể cả sự huy động nhânlực xuyên quốc gia. Trong hoàn cảnh đó, sự cạnh tranh thị trường lao động cótrình độ cao đang ngày càng trở nên gay gắt. Điều đó đòi hỏi những người tốtnghiệp đại học phải có những phẩm chất nhất định, mới có khả năng cạnh tranhthành công trên thị trường lao động ngày càng sôi động.Toàn cầu hoá kinh tế đã dẫn đến quốc tế hoá, đại chúng hoá, cạnh tranh vàhợp tác toàn cầu trong giáo dục đại học. Ngược lại, các quá trình này cũng bịảnh hưởng bởi sự tự do hoá thị trường giáo dục đại học thông qua sáng kiến vềcác hiệp định thương mại khu vực. Những xu thế này dẫn đến sự cần thiết phảixây dựng một hệ thống giáo dục đại học ở các nước trong khu vực sao chochúng có thể so sánh với nhau, công nhận và thừa nhận lẫn nhau. Điều này đòihỏi Việt Nam và các nước trong khu vực phải phấn đấu đạt được những chuẩnmực chung về chất lượng GD ĐH.2. Khái niệm chất lượng giáo dục đại họcNhững cuộc tranh cãi về “chất lượng giáo dục đại học” ở nhiều nước trênthế giới đã kéo dài hơn một thập kỷ nhưng vẫn chưa kết thúc. Nguyên nhân bắtnguồn từ nội hàm phức tạp của khái niệm “Chất lượng” với sự trừu tượng vàtính đa diện, đa chiều của khái niệm này. Chất lượng giáo dục đại học được địnhnghĩa rất khác nhau tuỳ theo từng thời điểm và giữa những người quan tâm: sinhviên, giảng viên, người sử dụng lao động, các tổ chức tài trợ và các cơ quankiểm định (Burrows và Harvey, 1993); trong nhiều bối cảnh, nó còn phụ thuộcvào tình trạng phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước.Trong các định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chất lượng giáo dục đạihọc” của nhiều tác giả, định nghĩa của Harvey và Green (1993) có tính khái quátvà hệ thống hơn cả. Họ đề cập đến năm khía cạnh chất lượng giáo dục đại học:chất lượng là sự vượt trội (hay sự xuất sắc); chất lượng là sự hoàn hảo (kết quảhoàn thiện, không có sai sót), chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (đáp ứngnhu cầu của khách hàng); chất lượng là sự đáng giá về đồng tiền (trên khía cạnhđáng giá để đầu tư); và chất lượng là sự chuyển đổi (sự chuyển đổi từ trạng tháinày sang trạng thái khác).Định nghĩa của Harvey và Green (1993) đã được nhiều tác giả khác thảoluận, công nhận và phát triển. Các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại họccủa Hoa Kỳ, Anh và nhiều nước khác đang sử dụng khái niệm “chất lượng là sựphù hợp với mục tiêu”. Một số tổ chức khác vận dụng khái niệm “chất lượng làsự xuất sắc” để so sánh chất lượng giáo dục đại học giữa các quốc gia hay giữacác trường đại học khác nhau. Khái niệm “chất lượng là có giá trị gia tăng”được vận dụng để khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học quan tâm đến việckhông ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.Ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, những định nghĩa về chất lượnggiáo dục đại học được chấp nhận gần như không có sự tranh cãi. Theo Chươngtrình Cải cách Giáo dục Đại học ở các nước này (SEAMEO, 2001), khái niệmchất lượng giáo dục đại học vẫn chưa được xác định rõ ràng, mặc dù việc thựchiện đảm bảo chất lượng ở các nước này hầu như theo nghĩa “chất lượng là sựphù hợp với mục tiêu”. Tuy nhiên, sự phù hợp với mục tiêu được hiểu rất khácnhau giữa các quốc gia tuỳ theo đặc điểm văn hoá, hệ thống quản lý giáo dục vàtình hình kinh tế xã hội của các nước.Gần đây, trong “Khuôn khổ hợp tác khu vực về đảm bảo chất lượng giáodục đại học”, SEAMEO (2003) đã sử dụng quan niệm “chất lượng là sự phùhợp với mục tiêu” trong việc khuyến khích các nước trong khu vực hợp tác vớinhau.Chắc chắn rằng không thể đưa ra một định nghĩa hay một quan niệmthống nhất về “Chất lượng giáo dục đại học”, bản báo cáo này sử dụng địnhnghĩa “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” như là một định nghĩa phù hợpnhất đối với giáo dục đại học của nước ta.Sự phù hợp với mục tiêu có thể bao gồm việc đáp ứng đòi hỏi của nhữngngười quan tâm như các nhà quản lý, nhà giáo hay các nhà nghiên cứu giáo dụcđại học. Sự phù hợp với mục tiêu còn bao gồm cả sự đáp ứng hay vượt qua cácchuẩn mực đã được đặt ra trong giáo dục và đào tạo. Sự phù hợp với mục tiêucũng đề cập đến những yêu cầu về sự hoàn thiện của đầu ra, hiệu quả của đầu tư.Mỗi một trường đại học cần xác định nội dung của sự phù hợp với mục tiêu trêncơ sở bối cảnh cụ thể của nhà trường tại thời điểm xác định mục tiêu đào tạo củamình. Sau đó chất lượng là vấn đề làm sa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: