Thông tin tài liệu:
Đan Mạch - Một xã hội dân chủ được xây dựng trên nền tảng pháp luậtHệ thống chính quyền Đan Mạch được điều hành theo chế độ dân chủ đại nghị*. Điều này có nghĩa là các quyết định quan trọng nhất đều được các chính trị gia ban hành – trong Quốc hội Đan Mạch*, trong các hội đồng tỉnh* và trong các hội đồng địa phương* - tất cả đều do nhân dân bầu ra.Quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Nội các và Quốc hội Đan Mạch ban hành pháp chế. Chính phủ và chính quyền...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đan Mạch - Một xã hội dân chủ được xây dựng trên nền tảng pháp luật Đan Mạch - Một xã hội dân chủ được xây dựng trên nền tảng pháp luậtHệ thống chính quyềnĐan Mạch được điều hành theo chế độ dân chủ đại nghị*. Điều này có nghĩa là cácquyết định quan trọng nhất đều được các chính trị gia ban hành – trong Quốc hộiĐan Mạch*, trong các hội đồng tỉnh* và trong các hội đồng địa phương* - tất cảđều do nhân dân bầu ra.Quyền lập pháp, hành pháp và tư phápNội các và Quốc hội Đan Mạch ban hành pháp chế. Chính phủ và chính quyềnnhân dân bảo đảm rằng pháp chế ấy được thực hiện đầy đủ. Tòa án – các tòa ánthành phố/tỉnh, các tòa án dân sự tối cao và Tòa án Tối cao – ra các quyết định củatòa án và tuyên án trong các vụ kiện, ví dụ, giữa những cá nhân công dân, giữanhững công dân và những doanh nghiệp tư nhân, hoặc giữa những công dân và cácnhà chức trách thành phố.Sự phân chia quyền lực này nhằm ngăn ngừa bất kỳ sự lạm dụng quyền lực nào vàđể bảo đảm tính ổn định của hệ thống chính quyền đại nghị*.Hiến pháp Đan MạchChế độ dân chủ được đưa ra vào năm 1849Chế độ dân chủ Đan Mạch, tức là hệ thống chính quyền đại nghị, được đưa ra vàonăm 1849. Nó thay thế cho chế độ quân chủ chuyên chế*, chế độ đã trao vị tríquyền lực khác thường vào tay Nhà vua từ năm 1660. Nền tảng của hệ thống chínhquyền này là bản Hiến pháp tháng Sáu 1849, bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên củaĐan Mạch. Bất kể những thay đổi trong bản Hiếp pháp, các nguy ên tắc cơ bản củanó vẫn kết hợp chặt chẽ với bản Hiến pháp 1953 hiện hành.Phụ nữ có quyền bỏ phiếu khi bản Hiến pháp Đan Mạch đ ược sửa đổi bổ sung vàonăm 1915.Các quyền lập hiếnBản Hiến pháp kết hợp chặt chẽ các luật lệ c ơ bản của chính quyền và bảo đảmmột số lượng lớn các quyền cơ bản và sự tự do.Những luật lệ này có lẽ là những luật lệ có tác động lớn nhất đến đời sống hàngngày của người dân Đan Mạch. Khi người ta nói về “các quyền lập hiến” của họ,họ đang nói đến sự tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng và tự do sởhữu.Gia đình Hoàng GiaNền quân chủ lâu đời nhất trên thế giớiChế độ quân chủ Đan Mạch là chế độ lâu đời nhất trên thế giới. Tồn tại hơn mộtnghìn năm với nhiều vị vua, nữ hoàng, hoàng tử và công chúa cai trị Đan Mạch.Vị vua Đan Mạch được biết đến đầu tiên là Gorm Già (Gorm den Gamle), ngườiđã trị vì vào thế kỷ thứ 10 sau công nguyên. Từ năm 1660 đến 1849, Đan Mạchđược điều hành bởi chế độ quân chủ chuyên chế.Chế độ quân chủ lập hiếnNgày nay, Đan Mạch thuộc một chế độ quân chủ lập hiến điều hành theo một cơcấu dân chủ. Điều này nghĩa là quyền lập pháp được cùng trao cho nhà Vua vàQuốc hội.Quốc hội Đan Mạch có quyền ngoại lệ trong việc thông qua các dự luật, nhưng họphải được quốc chủ ký tên đồng ý để chúng trở thành đạo luật. Gia đình Hoàng giakhông có các quyền lực chính trị, nhưng các thành viên của nó đảm nhiệm một sốlượng lớn các trách nhiệm đại diện trong và ngoài Đan MạchSự sửa đổi bổ sung bản Hiến pháp Đan Mạch được thông qua vào năm 1953 đãchấp thuận sự đề cử người kế vị nữ giới vào ngai vàng.Quyền lập phápQuốc hội quốc gia Đan Mạch, Folketinget, có 179 thành viên được tập hợp nên từmột lượng lớn các đảng phái chính trị. Các nghị sĩ Đan Mạch được bầu theo nhiệmkỳ tối đa bốn năm. Tuy nhiên, Thủ tướng Đan Mạch có quyền giải tán Quốc hội vàkêu gọi một cuộc bỏ phiếu trước thời điểm kết thúc của nhiệm kỳ bốn năm.Hai thành viên của Quốc hội Đan Mạch được chọn từ khu vực Greenland và hai từquần đảo Faroe.Tính công khai và tính minh bạchTính công khai và tính minh bạch nằm trong các đặc điểm quan trọng của mộtchính quyền đại nghị. Do vậy, tất cả những cuộc họp quốc hội đều mở cửa choquảng đại quần chúng, và bất kỳ công dân nào cũng có thể liên lạc và đặt câu hỏicho những chính trị gia. Hệ thống chính trị cũng được toàn bộ cử tri giám sát vàđánh giá qua báo chí.Nữ hoàng Margrethe đệ nhịNữ hoàng Margrethe đệ nhị là Quốc vương Đan Mạch từ năm 1972. Gia đìnhhoàng gia Đan Mạch rất nổi tiếng và trên nhiều khía cạnh, được xem là biểu tượngcủa những giá trị và sự thống nhất quốc gia.Quyền hành phápCơ quan hành pháp nhân dânChính phủ bao gồm các bộ trưởng từ một hoặc vài đảng phái chính trị và đứng đầulà Thủ tướng. Nếu Chính phủ không được sự ủng hộ của phần lớn đại biểu trongQuốc hội, chính phủ đó phải từ chức hoặc kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử. Thủtướng sẽ bổ nhiệm nội các, và mỗi một bộ trưởng được trao trách nhiệm trong lĩnhvực của riêng từng người. Quyền hành pháp được trao cho các bộ - bao gồm cáccơ quan thẩm quyền địa phương và các cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh – được biếtđến dưới tên chung “cơ quan hành pháp nhân dân”.Các nhiệm vụ quan trọng nhất của Chính phủ và các bộ là chuẩn bị và quản lýpháp chế.Quyền tư phápCác tòa án độc lậpCác tòa án Đan Mạch mang tính độc lập. Điều này nghĩa là cả Chính phủ và Quốchội đều không thể gây ảnh hưởng đến các quyết định của tòa án.Đan Mạch có một T ...