Danh mục

Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa - Một lá thuyền đơn trong sóng cả

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.68 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một lá thuyền đơn trong sóng cảTrong đám đông chúng sinh bị Cách mạng văn hoá quăng quật xô đẩy, số phận của gia đình tôi cũng chẳng phải là thê thảm nhất. Cha mẹ tôi, tạm thời không tính, bởi vì ông bà là những nhân vật chính trị, là vai chính trên vũ đài chính trị nên sự chìm nổi trên chính trường vốn đã là “cái mệnh” của ông bà rồi. Nhưng, đối với chúng tôi, là những đứa bé con mới mười mấy, đôi mươi tuổi mà nói, chúng tôi đã bị rơi đột ngột từ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa - Một lá thuyền đơn trong sóng cả Một lá thuyền đơn trong sóng cảTrong đám đông chúng sinh bị Cách mạng văn hoá quăng quật xô đẩy, số phậncủa gia đình tôi cũng chẳng phải là thê thảm nhất. Cha mẹ tôi, tạm thời không tính,bởi vì ông bà là những nhân vật chính trị, là vai chính trên vũ đài chính trị nên sựchìm nổi trên chính trường vốn đã là “cái mệnh” của ông bà rồi. Nhưng, đối vớichúng tôi, là những đứa bé con mới mười mấy, đôi mươi tuổi mà nói, chúng tôi đãbị rơi đột ngột từ tuổi học trò ngây thơ trong trắng xuống vực sâu vạn trượng, bịđấu tố bôi bẩn, thì quả thật là một sự thử thách quá gian nan trong cuộc đời.Sau khi bị đuổi ra khỏi Trung Nam Hải, Văn phòng trung ương cũng đã tìm đượccho chúng tôi một chỗ ở trong một ngõ nhỏ tên là Phương Hồ Trai, nằm bên ngoàicửa Tuyên Vũ. Đó là một khu nhà, ngoài một số nhà một tầng đơn giản, còn cómột dãy nhà hai tầng nho nhỏ nghe nói đã được xây dựng từ thời Nhật - Nguỵ.Chúng tôi được nhận hai phòng nơi tầng một ở trong cùng dãy nhà. Những ngườiở trong khu nhà này đều là công nhân viên làm việc trong Trung Nam Hải và mộtsố gia đình cán bộ mắc “sai lầm” trong Văn phòng trung ương. Sau khi chúng tôidọn đến đó, bà tôi và em trai Phi Phi ở một phòng, còn một phòng dành cho ba chịem tôi và một người chị họ đang theo học ở Bắc Kinh cùng ở. Ngôi nhà lầu này đãrách nát lắm, ván sàn cứ vang lên cót két, cót két mỗi khi đặt chân lên. Phòngchúng tôi ở chỉ cách phòng bên cạnh có một bức vách gỗ: bên kia chỉ ho một tiếnglà bên này đã nghe thấy hết. Ngoài sân có một vòi nước máy, có thể lấy nước dùngtừ đó, nhà xí nằm ở ngoài ngõ bên ngoài khu nhà. Trên lối đi, chúng tôi đặt mộtcái bếp lò mới mua, dùng dăm bào khói mù mịt để mồi than, bà tôi nấu nướng bữacơm đầu tiên cho chúng tôi ở nhà mới.Sau khi thu xếp nhà cửa xong, chúng tôi cảm thấy vô cùng may mắn. May vìchúng tôi không bị đuổi tới trường như đám con Lưu Thiếu Kỳ. May vì chúng tôicòn có một chỗ gọi là để an thân, may vì chúng tôi còn có một nhà gọi là để đi về,nhưng có được như thế cũng chẳng đề dàng, mà phải đấu tranh mới có được. Khimọi việc đã ổn thoả, những đêm vắng về, tĩnh lặng, chúng tôi nằn chen nhau trênnhững tấm ván gỗ kê làm giường, trằn trọc không sao ngủ được. Chúng tôi nhớcha, chúng tôi nhớ mẹ. Chúng tôi biết rằng, cũng vào đêm nay, giờ này chắc chamẹ tôi cũng chẳng sao chợp mắt được, nhất định cũng đang thương nhớ chúng tôi.Muốn nói thế nào thì nói, Trung Nam Hải vẫn là “chốn đào nguyên”. Đến PhươngHồ Trai mới thực sự là bước vào xã hội. Trong khu nhà, toàn là những người làmviệc ở Văn phòng trung ương cư trú cùng với gia đình họ, hình như họ cũng đãđược cấp trên dặn dò thế nào đấy, nên họ cư xử với chúng tôi cũng chẳng đến nỗinào. Khi chúng tôi mới dọn tới, nhiều người đến hỏi xem chúng tôi có thiếu thốngì không, hoặc mang cho chúng tôi nắm hành, chén xì dầu...v.v. Chúng tôi dọnnhà từ Trung Nam Hải tới đây, xem ra có vẻ nhếch nhác, nghèo hèn, nhưng nhữngngười công nhân viên cùng gia đình họ cũng đã sống như thế ở đây từ lâu rồi vàchưa hề thấy nó kém cỏi.Sau khi tới đây, chúng tôi mới biết thế nào là đời sống của trăm họ. Thời đó, lươngbổng của công nhân viên rất thấp, thấp nhất một tháng chỉ có 20 đồng bạc, nhiềucũng chí ngót nghét bốn chục đồng, mà phải nuôi sống cả ba đời già trẻ lớn bé.Nhiều công nhân viên chức phải sống nhờ vào việc làm thêm, như dán hộp giấy,dán hộp diêm. Có nhiều gia đình dọn một cái giường cho ra cái giường cũng chảcó, giường chỉ là hai chiếc ghế dài, kê những tấm gỗ lên đó, tối cả nhà ngủ chung,cơm nước cũng chỉ là những nắm mì hấp ăn với dưa muối, đĩa mì xào với mấy sợithịt đã gọi là của ngon vật lạ. Quần áo cũng vá chằng vá đụp, nhất là lũ trẻ con cócái gì khoác lên người cho ấm được là khoác cái đó. Nhìn những cảnh đó, chúngtôi còn kêu ca, oán thán cái nỗi gì, còn phàn nàn, bực bội cái nỗi gì nữa.Chúng tôi học sống cuộc sống bình dân của những người công nhân viên chứcbình thường ở đây. Chúng tôi ra sân xách nước, vào nhà xí công cộng ở ngoài phố,cầm tem phiếu đi mua lương thực ở cửa hàng gạo, cầm sổ đi mua than ở chỗ bánthan, ngày lễ ngày tết cũng đi xếp hàng mua mộc nhĩ, rau kim trâm, ngũ vị hương,mỗi tuần một lần dậy từ bốn năm giờ sáng ra chợ rau xếp hàng mua đậu phụ. Khicửa hàng thực phẩm có bán xương xẩu, đầu chối, hô một tiếng, cả khu nhà nườmnượp kéo nhau đi cùng với rổ rá. Chúng tôi đã làm quen được với cuộc sống ấy rấtnhanh, và sống chung với nó. Con người là như thế, chỉ cần trong đầu, trong dạchịu đi theo mình, thì rồi ngày tháng nào cũng qua được hết, hoàn cảnh nào cũngthích ứng được cá. Hơn nữa cán bộ công nhân viên nhà nước cũng chỉ sống có thế,so sánh ra, xem chừng chúng tôi còn có vẻ “sung túc” hơn.Khi đó, nhìn bề ngoài, lương bổng của cha mẹ tôi vẫn cấp phát hàng tháng nhưthường lệ, nhưng lại do “tổ chức” giữ hộ, đâu có đến tay ông bà, dùng bao nhiêu,mỗi lần đều phải có lời xin. Chúng tôi sống ờ bên ngo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: