Thông tin tài liệu:
A) Tránh nâng (treo) cầu, vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho đối th ủ tấn công. B) Nếu bị buộc phải nâng cầu, chúng ta (đôi nam hoặc đôi nữ) phải đứng song song để thủ các quả đập của
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh cầu lôngA) Tránh nâng (treo) cầu, vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho đối th ủ tấn công. B) Nếu bị buộc phải nâng cầu, chúng ta (đôi nam hoặc đôi nữ) phải đứng song song để thủ các quả đập của đối phương. C) Nếu đối thủ nâng cầu về phía chúng ta, chúng ta sẽ đứng trước sau (một người đứng trước còn một người đứng sau). D) Người đứng sau có thể đập hoặc “chặt” cầu thằng về trước, tạo điều kiện cho người đứng trước dứt điểm những trái cầu dễ sau đó. Hãy nghĩ cầu lông là một môn đánh trả qua lại, trong đó môt đôi ở thế công còn đôi kia ̣ ở thế phòng thủ. Mục tiêu của bạn là nắm được thế công và giữ thế công đó cho đến lúc thắng điểm. Bạn chỉ ở thế công khi bạn đánh cầu xuống (đập, chặt) và đối thủ của bạn bị buộc phải đánh cầu lên (nâng cầu). Tấn công - Đánh các trái cầu ở vị trí cao trên đầu là mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Lúc này, bạn có thể vận dụng nhiều lực nhất và có thể biến hoá cách đánh đa dạng nhất: đập, chặt, hoặc một cú phong cầu tấn công nhanh. 1. Buộc đối thủ của bạn phải nâng cầu lên để họ rơi vào thế phòng thủ. 2. Khi bạn đã nắm được thế tấn công, một người (bạn hoặc đồng đội của bạn) sẽ đứng trước, còn người kia sẽ đánh phía sau. 3. Nếu đối thủ nâng cầu về phía người đứng sau, người đứng lưới sẽ tự động di chuyển vị trí để luôn đứng trước người đánh phía sau và hơi gần giữa sân. Người đứng sau có thể đập hay chặt thẳng về phiá trước (đánh chữ I), và người đánh lưới chuẩn bị sẵn tư thế để bắt những cú đỡ cầu yếu của đối phương và ghi điểm. 4. Nếu bạn là người đứng sau, hãy đánh thẳng cầu về trước (đánh chữ I), đập hoặc chặt gì cũng được. Còn những quả đánh chéo sân từ phía sau sẽ bỏ một khoảng trống lớn khiến đối thủ có thể đẩy hoặc tạt cầu vào. Những cú đập cầu chéo sân như vậy làm cho đồng đội của bạn không thể tham gia vào các pha cầu. 5. Tránh nâng cầu giúp đối thủ của bạn chiếm thế tấn công. (áp dụng hướng dẫn này cho khoảng 80% các pha cầu). 6. Đập, tất nhiên là cú đánh được ưa thích hơn của người đứng sau, nhưng nếu thể lực giảm sút, chặt cầu sẽ thích hợp hơn. 7. Trong thời gian bạn duy trì được thế tấn công trong suốt các pha đánh cầu qua lại, người đứng trên sẽ vẫn đứng trên, còn người đứng sau cũng vẫn đứng sau, trừ một ngoại lệ: Nếu đối thủ nâng cầu qua ngay phần giữa sân, người đứng sau sẽ đánh trái cầu đó vì người đứng sau sẽ dễ dàng có một cú đánh tốt về trước hơn so với người đứng trên. Trường hợp này thuận lợi nhất cho người đứng sau bám theo trái cầu và chạy lên lưới vì họ đang ở vị trí giữa sân và rất thuận đà. Người đồng đội đang đứng phía trên đôi khi vẫn tiếp tục đứng trên, nhưng sẽ tốt hơn nếu người đang đứng trên lưới đó lùi về đánh phía sau. Sự chuyển đổi vị trí này dành cho những đôi đã đánh chung với nhau lâu và ăn ý, còn những đôi mới đánh chung nên tránh di chuyển kiểu đó. Phòng thủ - Bạn ở thế phòng thủ khi đối thủ của bạn đập hay chặt cầu, và tất cả mọi thứ bạn có thể làm lúc này là chặn các quả đập hoặc nâng các quả chặt. Đối thủ của bạn đã làm giảm đi sức mạnh của bạn và hạn chế các lựa chọn trong việc đánh trả cầu của bạn. 8. Khi hai bạn bị buộc phải phòng thủ, hãy đứng song song. Đó là cách tốt nhất để thủ các quả đập. Hai bạn không thể thủ các quả đập nếu đứng trên dưới vì người đứng trên thì quá gần cầu (sẽ không kịp phản xạ) và phần sân bỏ trống hai bên lại lớn hơn. 9. Khi bạn bị buộc phải chuyển từ thế công sang thế thủ, người đứng lưới phải nhanh chóng chọn một bên để lui về (thường là bên gần nhất). Người đứng sau phải quan sát sự di chuyển của đồng đội mình và di chuyển qua bên còn lại. 10. Mục tiêu của bạn là đánh những quả cầu có thể thể khiến đối thủ phải nâng cầu lên. Khi đạt được điều này, bạn sẽ lấy lại được thế tấn công. 11. Cách thứ hai là phải nâng được những quả cầu sâu về cuối sân sao cho đối thủ của bạn không thể đập cầu dễ dàng.B) Giao cầu 1. Những hướng dẫn về tấn công/phòng thủ ở trên là dành cho cả lúc giao cầu và đánh cầu qua lại. Hầu hết các quả giao cầu của bạn nên “ngắn” và thấp nhằm khiến đối thủ phải nâng cầu lên. Điều đó sẽ mang lại cho bạn thế chủ động, và người vừa giao cầu sẽ đứng luôn trên lưới. (Áp dụng hướng dẫn này cho khoảng 80% số lần giao cầu) 2. Khi có dịp, hãy giao cầu “dài” nhằm khiến người nhận cầu bị mất thăng bằng (bật ngửa ra sau). Tuy nhiên người nhận cầu sau đó sẽ phải đánh cầu xuống và bạn sẽ ở thế phòng thủ. Nên người vừa giao cầu nên lui về sau ở bên phần sân mà họ vừa đứng giao cầu. Còn đồng đội của người vừa giao cầu nên di chuyển lên phần sân còn lại để đứng song song hoặc nếu không đủ thời gian thì càng gần phần sân còn lại càng tốt. 3. Khi bạn là người nhận giao cầu, tránh nâng cầu lên, vì nó sẽ giúp đối thủ của bạn chiếm được thế công. Cách trả cầu một trái cầu giao “ngắn” tốt nhất là đánh đờ-mi (đẩy cầu ...