Danh mục

Đánh giá ảnh hưởng của mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đến môi trường đất tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 680.37 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đánh giá ảnh hưởng của mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đến môi trường đất tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội" được thực hiện nhằm tìm hiểu các phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới, Việt Nam và phân tích các lợi ích của hình thức sản xuất này; phân tích tác động của mô hình sản xuất nông nghiệp cụ thể đối với môi trường đất tại xã Thanh Xuân – Sóc Sơn – Hà Nội. Mời bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá ảnh hưởng của mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đến môi trường đất tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Đánh giá ảnh hưởng của mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đến môi trường đất tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Dương Thị Huyền Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ ngành Khoa học Môi trường; Mã số: 60 85 02 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Kiều Băng Tâm Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Tìm hiểu về các phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới, Việt Nam và phân tích các lợi ích của hình thức sản xuất này. Phân tích tác động của một mô hình sản xuất nông nghiệp cụ thể đối với môi trường đất tại xã Thanh Xuân – Sóc Sơn – Hà Nội thông qua việc phân tích một số các chỉ tiêu về đất. Qua đó thấy được vai trò, lợi ích của phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ; góp phần quan trọng trong việc cần thiết phải thay đổi hình thức canh tác theo hướng thân thiện với môi trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm và an ninh lương thực. Keywords: Khoa học môi trường; Mô hình sản xuất; Môi trường đất; Hà Nội; Sản xuất nông nghiệp Content MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Áp lực dân số ngày càng gia tăng, quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp liên tục bị thu hẹp. Để đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người và vật nuôi, thế giới đã phát triển mạnh mẽ các phương pháp canh tác mới và kỹ thuật công nghệ hiện đại trong cả chăn nuôi và trồng trọt, mang lại năng suất cao, tạm thời giải quyết được vấn đề an ninh lương thực. Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp tiên tiến, hiện đại kết hợp với việc sử dụng một lượng lớn phân bón hóa học, thuốc trừ sâu...tràn lan trong một thời gian dài đã gây ra các thảm họa về sinh thái, hạn chế các chức năng của môi trường, đặc biệt là môi trường đất. Hiện nay đã phát triển mạnh các mô hình canh tác theo hướng thâm canh cao ở những vùng đồng bằng – nơi đất có sức sản xuất tốt, và giai đoạn đầu đã mang lại những thành công nhất định về năng suất. Tuy nhiên, các kỹ thuật thâm canh không hợp lý trong một thời gian dài làm mất dần độ phì nhiêu của đất, hàm lượng các chất hữu cơ giảm sút nghiêm trọng, các nguyên tố vi lượng bị rửa trôi hoặc bị sử dụng hết, khả năng đệm của môi trường đất bị phá vỡ và biến động pH đất gia tăng, làm cho các hệ thực vật đất và vi sinh vật đất bị tiêu diệt, phát triển mạnh côn trùng, cỏ dại và vi khuẩn kháng thuốc trừ sâu; các quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh mẽ...Nông nghiệp theo hướng thâm canh cao một cách phổ biến như hiện nay là một vấn đề mang tính toàn cầu và cần phải thay đổi. Đối với những vùng trung du và miền núi, hình thức sản xuất nương rẫy lại là kế sinh nhai đã trở thành tập quán lâu đời của cư dân sống ở vùng núi cao, đã và đang biến nhiều vùng đất đai trù phú và giàu tài nguyên trở thành hoang mạc, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Mất rừng làm phá vỡ cân bằng sinh thái, là nguyên nhân của tình trạng sạt lở đất, lũ quét và nạn rửa trôi, cuốn đi nhiều triệu mét khối đất màu mỡ, để lại đằng sau là những bãi đất trống khô cằn, trơ sỏi đá, độ ẩm giảm sút, các loài cây chịu hạn hoang dại xuất hiện như xương rồng, sim mua, cỏ tranh...xâm lấn các bãi đất trống và ngày càng lan rộng. Khả năng phục hồi lại rừng là hết sức khó khăn, năng suất cây trồng nông – lâm nghiệp giảm sút, hàng ngàn hecta đất không thể trồng trọt. Canh tác trên đất dốc với hình thức đốt nương làm rẫy là nguyên nhân làm mất rừng lớn nhất, gây ra những tác động mạnh mẽ đến môi trường, đặc biệt là suy thoái môi trường đất nghiêm trọng. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và những hậu quả môi trường do các mô hình canh tác không hợp lý trước đây đã tạo ra, loài người nhận thấy cần phải có một hướng đi mới để giải quyết các vấn đề cấp bách trên. Một mô hình canh tác mới được hình thành và phát triển, đó là mô hình nông nghiệp hữu cơ. Đây là hình thức sản xuất nông nghiệp đã được áp dụng từ xa xưa nhưng chúng ta không quay trở về với quá khứ, mà ngược lại chúng ta đang phát huy sức mạnh của nó - hình thức sản xuất bền vững đáp ứng được những tiêu chí cần thiết trên cả 3 phương diện kinh tế - xã hội – môi trường mà các hình thức sản xuất khác không làm được. Với tính cấp thiết trên, luận văn đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đến môi trường đất tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu về các phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới, Việt Nam và phân tích các lợi ích của hình thức sản xuất này. - Phân tích tác động của một mô hình sản xuất nông nghiệp cụ thể đối với môi trường đất tại xã Thanh Xuân – Sóc Sơn – Hà Nội thông qua việc phân tích một số các chỉ tiêu về ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: