Danh mục

Đánh giá chất lượng đào tạo tại khoa Kế toán - Tài chính, trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trên quan điểm của người học

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 340.32 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đánh giá chất lượng đào tạo của Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế dựa trên kết quả khảo sát 331 sinh viên hệ chính qui đang học năm thứ ba và năm thứ tư, vận dụng quan điểm chất lượng đào tạo của Hệ thống đảm bảo chất của Mạng lưới đại học ASEAN (AUN-QA).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá chất lượng đào tạo tại khoa Kế toán - Tài chính, trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trên quan điểm của người học TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(44).2011 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ TRÊN QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI HỌC EVALUATION OF THE TRAINING QUALITY AT THE FACULTY OF ACCOUNTING AND FINANCE – COLLEGE OF ECONOMICS HUE UNIVERSITY Lại Xuân Thuỷ & Phan Thị Minh Lý Đại học Huế TÓM TẮT Bài viết này đánh giá chất lượng đào tạo của Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế dựa trên kết quả khảo sát 331 sinh viên hệ chính qui đang học năm thứ ba và năm thứ tư, vận dụng quan điểm chất lượng đào tạo của Hệ thống đảm bảo chất lượng của Mạng lưới đại học ASEAN (AUN-QA). Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng đào tạo của Khoa Kế toán - Tài chính được sinh viên đánh giá ở mức khá tốt và yêu cầu cấp bách nhất là phải cải thiện về nội dung và phương pháp giảng dạy theo hướng gắn với thực tiễn và yêu cầu trên thị trường lao động, cập nhật những thay đổi trong nước và quốc tế, đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế. ABSTRACT This article deals with an assessment of the training programs conducted at the Faculty of Finance and Accounting - College of Economics, Hue University basing on a survey of 331 regular students in the third and the fourth academic years, using the educational quality approach of AUN-QA, the ASEAN University Network Quality Assurance. The study shows that the quality of the training programs of the Faculty of Accounting and Finance was assessed in a comparatively good level and there was an urgent need for improving both the program contents and the teaching methods so as to be more updated and close-related to the business practices and the requirements on the labor market, ensuring that the graduate students have adequate knowledge and professional skills capable of working in the globalized working environment. 1. Đặt vấn đề Chất lượng đào tạo luôn là vấn đề quan trọng và được các trường đại học hiện nay đặc biệt quan tâm, khi mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định việc đổi mới quản lý giáo dục đại học là khâu đột phá để tạo sự đổi mới toàn diện giáo dục đại học và phát triển quy mô phải đi đôi với đảm bảo chất lượng đào tạo. Sinh viên là đối tượng trực tiếp của quá trình đào tạo và cũng là “sản phẩm” chính nên ý kiến phản hồi của sinh viên về sự hài lòng đối với việc giảng dạy của giảng viên có một ý nghĩa nhất định. Đây là một kênh thông tin quan trọng và khách quan, góp phần đánh giá chất lượng đào tạo hiện tại giúp cho giảng viên và nhà trường có những sự điều chỉnh hợp 230 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(44).2011 lý theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và nhu cầu xã hội. Đây cũng là chủ trương chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên. Vậy, chất lượng đào tạo hiện nay ở Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế ra sao trên quan điểm của người học? Những biện pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sinh viên? Đó là hai câu hỏi mà trong bài viết này tác giả tập trung trả lời dựa trên phân tích số liệu từ khảo sát 331 sinh viên hệ chính qui đang theo học năm thứ 3 và thứ 4 tại Khoa năm học 2009-2010 về 13 học phần chuyên sâu ngành Kế toán và Tài chính - Ngân hàng với tổng số 1314 phiếu khảo sát. 2. Phương pháp nghiên cứu Chất lượng nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng là một khái niệm rộng lớn khó định nghĩa, khó đo lường và có nhiều cách hiểu khác nhau. Đối với chính phủ, chất lượng được đánh giá trước hết dựa vào tỷ lệ đậu/rớt, những người bỏ học và thời gian học tập. Đối với đội ngũ cán bộ giảng dạy, chất lượng được hiểu là đào tạo tốt trên cơ sở chuyển giao kiến thức tốt, môi trường học tập tốt và quan hệ tốt giữa giảng dạy và nghiên cứu. Đối với các doanh nghiệp, là những người sử dụng “sản phẩm” của quá trình đào tạo đại học, khi nói về chất lượng sẽ quan tâm đến kiến thức, kỹ năng và đạo đức của sinh viên. Đối với sinh viên, là người học, là những người “thụ hưởng” trực tiếp quá trình đào tạo, họ sẽ quan tâm đến việc đóng góp vào sự phát triển cá nhân và việc chuẩn bị cho một vị trí xã hội. Như vậy, giáo dục có chất lượng thì phải đảm bảo kết nối với mối quan tâm của sinh viên và của xã hội. Theo Bộ tiêu chí của AUN-QA, Hệ thống đảm bảo chất lượng của Mạng lưới các trường đại học các nước ASEAN, chất lượng được hiểu là mức độ hài lòng của những người liên quan đến quá trình giáo dục, bao gồm các giảng viên, sinh viên, doanh nghiệp, chính phủ,và các đối tượng liên quan khác. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung vào đánh giá chất lượng đào tạo tại Khoa Kế toán Tài chính thông qua phân tích ý kiến phản hồi của sinh viên, là người trực tiếp liên quan đến hoạt động đào tạo, về sự hài lòng của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: