Danh mục

Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018–2020

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 470.51 KB      Lượt xem: 32      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018–2020" nhằm đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận và áp dụng các quy định pháp luật đất đai hiện hành để đề xuất các giải pháp xử lý hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận nhằm đẩy nhanh tiến độ đăng ký cấp Giấy chứng nhận, đảm bảo được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất hiện tại cũng như công tác quản lý đất đai của nhà nước được chặt chẽ hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018–2020 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 Nguyễn Hồng Lanh1, Bùi Thị Ngọc Bích1 1. Khoa Khoa học Quản lý. Email: lanhnh@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý quan trọng mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất nhằm xác nhận quyền hợp pháp của người sử dụng đất. Huyện Dầu Tiếng – tỉnh Bình Dương là một nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bình Dương nằm ở vị trí cuối cùng của địa phận tỉnh Bình Dương và là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng của Bình Dương. Với việc quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, công tác quản lý ngày càng khó khăn hơn do nhiều lý do khác nhau. Vì thế công tác cấp giấy chứng nhận vẫn còn nhiều vướng mắc do số lượng hồ sơ thụ lý ngày càng nhiều, nguồn gốc sử dụng đất ngày càng khó xác định, quá trình giải quyết hồ sơ còn kéo dài. Xuất phát từ những thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận và áp dụng các quy định pháp luật đất đai hiện hành để đề xuất các giải pháp xử lý hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận nhằm đẩy nhanh tiến độ đăng ký cấp Giấy chứng nhận, đảm bảo được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất hiện tại cũng như công tác quản lý đất đai của nhà nước được chặt chẽ hiệu quả. Từ khóa: Đăng ký, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Dầu Tiếng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) là thủ tục hành chính bắt buộc nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ sử dụng đất hợp pháp, nhằm thiết lập mối quan hệ giữa nhà nước và người sử dụng là cơ sở để nhà nước quản lý, nắm chắc toàn bộ đất đai theo pháp luật. Hiện nay công tác ĐKĐĐ cấp giấy chứng nhận càng trở nên phức tạp và quan trọng. Do đất đai có hạn nhưng nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng do dân số tăng, kinh tế phát triển đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đang diễn ra ồ ạt. Đối với tỉnh Bình Dương, trong đó có huyện Dầu Tiếng là một trong những huyện đang từng bước đi lên phát triển kinh tế - xã hội do vị trí tiếp giáp với Tây Ninh, Bình Phước và gần khu trung tâm thành phố Thủ Dầu Một nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ngày càng tăng và các quan hệ đất đai ngày càng phức tạp, biến động đất đai diễn ra khá thường xuyên. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục 389 đích sử dụng đất, tranh chấp đất đai,… là vấn đề nóng bỏng luôn được mọi ngành, mọi người quan tâm; đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý đất đai, trong đó đặc biệt là công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Do đó, nhóm nghiên cứu thực hiện “Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018 - 2020” nhằm tìm hiểu những khó khăn và vướng mắc, từ đó có thể đưa ra những giải pháp để khắc phục những vấn đề của địa phương. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ của huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương - Phạm vi nghiên cứu: huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương - Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp thu thập: thu thập các thông tin có liên quan đến thửa đất cần cấp giấy, trích lục hồ sơ thửa đất và số liệu về các hộ gia đình cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Dầu Tiếng. + Phương pháp so sánh: Dựa trên các số liệu, tài liệu thu thập được sẽ so sánh, đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận giữa các giai đoạn, giữa các xã nhằm rút ra những thuận lợi và khó khăn. Trên cơ sở số liệu thống kê được chia thành nhóm và hệ thống hoá thành bảng, sau đó xây dựng các biểu dồ so sánh qua từng năm để có cái nhìn trực quang và tổng thể. Đối chiếu các kết quả thu được tìm ra được những tính chất cơ bản, những nét đặc trưng, những thay đổi biến động của đối tượng nghiên cứu. + Phương pháp thống kê: từ số liệu thu thập được về số lượng các hộ gia đình cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa, sau đó tiến hành thống kê thành các bảng biểu, biểu đồ. + Phương pháp đánh giá: đánh giá tình hình cấp giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2018 đến 2020. + Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích các ưu, nhược điểm về quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hiện trạng biến động sử dụng đất đai Theo số liệu thống kê năm 2019 của Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Dầu Tiếng từ năm 2015-2019 diện tích đất nông nghiệp giảm 110,14 ha, diện tích đất phi nông nghiệp tăng 207,73 ha. Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 so với những năm trước trong kỳ nhìn chung biến động không nhiều. Các hộ dân chỉ tập trung vào sản xuất nông nghiệp, chưa chú trọng đến việc sử dụng đất vì các mục đích khác nên trong những năm này việc chuyển đổi sử dụng đất xảy ra rất ít. Trong những giai đoạn trước việc quản lý đất đai hầu như còn mới mẽ nên công tác quản lý đất đai cũng chưa được quản lý chặt chẽ. Những năm gần đây người dân càng hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa về phần đất mình dang sử dụng nên số lượng đăng ký chuyển mục đích đã có phần tăng nhưng chưa đáng kể. 390 Biểu đồ 1: Tăng giảm diện tích đất từ năm 2009 - 2019 70000 60000 50000 40000 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: