Danh mục

Đánh giá mở rộng tính tổn thương sinh kế của người dân dưới tác động của biến đổi khí hậu: Bằng chứng từ tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 370.03 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đánh giá mở rộng tính tổn thương sinh kế của người dân dưới tác động của biến đổi khí hậu: Bằng chứng từ tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam" phân tích biến đổi khí hậu có tác động đến sinh kế của cư dân trong 10 năm qua. Người dân nhận thức rất rõ những thay đổi của khí hậu và có những phương pháp khác nhau để thích ứng với bối cảnh mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá mở rộng tính tổn thương sinh kế của người dân dưới tác động của biến đổi khí hậu: Bằng chứng từ tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG TÍNH TỔN THƯƠNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: BẰNG CHỨNG TỪ TỈNH QUẢNG NINH, VIỆT NAM Nông Bằng Nguyên* Hà Thị Hồng Vân** Tóm tắt: Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Kịch bản biến đổi khí hậu của Chính phủ Việt Nam dự báo đến năm 2070, sự biến đổi này sẽ làm giảm các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh trong nhiều năm qua là hiện tượng tăng nhiệt độ từ 22.90C năm 1980 đến 24.90C năm 2019. Trong 10 năm qua, Quảng Ninh có tới hơn 93 thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy,… Do vậy, nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế nhằm tìm ra những bằng chứng về tính tổn thương, khả năng phục hồi và thích ứng dựa trên các nguồn vốn. Nghiên cứu sử dụng phương pháp luận về năm nguồn vốn của Chambers và Conway, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, Hahn và cộng sự, và Alam và cộng sự để tính toán chỉ số tổn thương sinh kế và chiến lược thích ứng của cư dân đô thị ven biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến đổi khí hậu có tác động đến sinh kế của cư dân trong 10 năm qua. Người dân nhận thức rất rõ những thay đổi của khí hậu và có những phương pháp khác nhau để thích ứng với bối cảnh mới. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Phát triển bền vững; Quảng Ninh; Tổn thương sinh kế; Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Trong số 84 quốc gia đang phát triển vùng ven biển và chịu ảnh hưởng của nước biển dâng, Việt Nam là nước đứng đầu về những hậu quả nặng nề liên quan tới dân số và tăng trưởng GDP, và đứng thứ hai về những tác động tới diện tích đất và sản xuất nông nghiệp (World Bank, 2016). Theo đánh giá của Maplecroft (2014), Việt Nam nằm trong nhóm 30 quốc gia “cực kỳ rủi ro” trên thế giới (Maplecroft, 2014).Biến đổi khí hậu dự kiến làm giảm khoảng 12% diện tích sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và 24% ở Đồng bằng sông Cửu Long (World Bank, 2010). Kịch bản biến đổi khí hậu của chính phủ Việt Nam dự báo, phần lớn vùng đồng bằng Việt Nam sẽ bị chìm trong * Thạc sĩ, Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, email: nguyennb.ioa@vass.gov.vn. ** Tiến sĩ, Phó Giám đốc, Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, email:vanhongha@gmail.com. 221 QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG nước do tác động của mực nước biển dâng vào năm 2070. Nuôi trồng thủy sản trong ao, hồ có thể bị thiệt hại hoàn toàn do nước biển dâng. Biến đổi khí hậu cũng sẽ làm giảm tính đa dạng của các loại thủy sản và làm suy thoái chất lượng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016). Hậu quả của biến đổi khí hậu làm giảm khả năng thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, trong đó có giảm nghèo. Kể từ năm 1958-2014, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam tăng khoảng 0,62°C, gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu (IPCC, 2007). Mực nước biển dọc theo bờ biển Việt Nam đã tăng khoảng 3,50mm/năm. Lượng mưa hàng năm giảm ở miền Bắc và tăng lên ở miền Nam, khiến cho tình trạng hạn hán diễn biến khác nhau ở các vùng khí hậu khác nhau (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016). Biến đổi khí hậu là sự thay đổi quan trọng về thời tiết trong thời gian dài. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu là nhiệt độ tăng cao vào mùa nắng, thấp hơn vào mùa đông, tình trạng hạn hán, bão nhiều và trái mùa, lượng mưa lớn, lũ lụt nhiều và nước biển dâng. Các hiện tượng thời tiết này làm cho con người chưa kịp thích ứng, và phần lớn là có tính tiêu cực, làm tổn thương các hoạt động sinh kế của người dân, gây khó khăn cho việc quản trị, và vấn đề phát triển bền vững. Nhìn chung, những vùng đô thị ven biển thường chịu tác động nặng nề hơn những vùng khác do các hiện tượng thời tiết tiêu cực sẽ tác động trước hết ở những vùng này, trước khi đi sâu vào đất liền. Trong bối cảnh đó cần có đánh giá tác động của biến đổi khí hậu dựa trên những bằng chứng khoa học, để từ đó các nhà khoa học lập chính sách có thể tư vấn, hoạch định, và xây dựng chính sách tốt hơn nhằm ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu,… Chúng ta cần có khung phương pháp luận mới, tích hợp kiến thức liên ngành và đề cao vai trò, tiếng nói của người dân trong việc xây dựng chính sách phát triển. Dựa trên sự kết hợp của phương pháp luận và khung phân tích của Chambers và Conway (1992), Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) (2001), Hahn và cộng sự (2009),và G. M. Monir ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: