Danh mục

Dánh giá năng lực cạnh tranh marketing của một số trung tâm thương mại tại thành phố Đà Nẵng

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 438.86 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh marketing của một số trung tâm thương mại điển hình tại thành phố Đà Nẵng dưới góc tiếp cận của khách hàng và xếp loại độ quan trọng của các yếu tố khi khách hàng lựa chọn mua sắm tại trung tâm thương mại. Sử dụng kỹ thuật xếp loại ứng viên theo tính tương đồng với giải pháp lý tưởng (phương pháp fuzzy TOPSIS) trong bối cảnh ra quyết định khi có đa nhân tố ảnh hưởng, bài nghiên cứu đã điều tra với mẫu là 312 khách hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dánh giá năng lực cạnh tranh marketing của một số trung tâm thương mại tại thành phố Đà Nẵng Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH MARKETING CỦA MỘT SỐ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG EVALUATING MARKETING COMPENTENCY OF SOME SHOPPING MALLS IN DANANG TS. Đỗ Thị Bình Trường Đại học Thương mại Email: binhdt@tmu.edu.vn Tóm tắt Trong bối cảnh rất nhiều trung tâm thương mại tại Việt Nam kinh doanh không đạt hiệu quả, doanh thu ảm đạm, bài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh marketing của một số trung tâm thương mại điển hình tại thành phố Đà Nẵng dưới góc tiếp cận của khách hàng và xếp loại độ quan trọng của các yếu tố khi khách hàng lựa chọn mua sắm tại trung tâm thương mại. Sử dụng kỹ thuật xếp loại ứng viên theo tính tương đồng với giải pháp lý tưởng (phương pháp fuzzy TOPSIS) trong bối cảnh ra quyết định khi có đa nhân tố ảnh hưởng, bài nghiên cứu đã điều tra với mẫu là 312 khách hàng. Kết quả cho thấy, trung tâm thương mại Vincom hiện đang có năng lực cạnh tranh marketing cao nhất và khách hàng tại thành phố Đà Nẵng hiện đang quan tâm nhất đến các dịch vụ giải trí tiềm năng và tính thẩm mỹ khi lựa chọn trung tâm thương mại để mua sắm. Từ khóa: Năng lực cạnh tranh marketing, trung tâm thương mại, kỹ thuật xếp loại ứng viên theo tính tương đồng với giải pháp lý tưởng Abstract In the context of ineffective operation and bleak turnover of many shopping malls in Vietnam, the paper’s objectives are evaluating the marketing compentency of some shopping malls in Danang city from customer’s view and ranking the criteria for evaluating shopping malls’ attractiveness. By using Technique for Order Preference by Similarity to an Ideal Solution (fuzzy TOPSIS method) in multiple-criteria decision-making context, the sample of 312 customers is used. The result shows that Vincom shopping mall recently ranks highest marketing compentency in Danang and the most important performance criteria for evaluating preference of shopping malls in Danang are leisure potential and aesthetics of shopping malls. Keywords: Marketing compentency, shopping malls, fuzzy TOPSIS 1. Tổng quan về trung tâm thương mại nói chung và các trung tâm thương mại tại thành phố Đà Nẵng Theo Quyết định 1371/QĐ-BTM của Bộ Thương mại nay là Bộ Công Thương về Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại (TTTM) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004, “TTTM là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê…được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh thương nhân và thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng” (Bộ Thương Mại, 2004).TTTM thường được xây dựng trên diện tích lớn, tại vị trí trung tâm đô thị để thuận tiện cho khách hàng và đảm bảo doanh thu. Holbrook (1982) cho rằng TTTM là những địa điểm hấp dẫn tạo thuận lợi cho các tương tác xã hội và sự giải trí. Bloch và các cộng sự (1994) & Geuens và các cộng sự (2001) nhận định mỗi TTTM có tính hấp dẫn khác nhau về môi trường và do đó tạo nên năng lực cạnh tranh khác nhau. Người tiêu dùng chọn lựa TTTM mại để mua sắm nhằm hưởng thụ tính thẩm mỹ, thiết kế vật lý, không gian của TTTM; hoặc với mong muốn giảm bớt sự nhàm chán; mong muốn mua được các sản phẩm đa dạng; khám phá các sản phẩm hoặc cửa hàng mới trong TTTM; và trải nghiệm giao tiếp với người khác. 705 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Người tiêu dùng chọn các TTTM gắn kết với trung tâm giải trí nhằm thuận thiện trong sử dụng tất cả dịch vụ trong một tổ hợp (Wakefield và Baker, 1998; Rajagopal, 2008). Càng ngày, người tiêu dùng càng có xu hướng chọn lọc hơn trong lựa chọn các TTTM vì số lượng TTTM ngày càng nhiều. Do vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh marketing nói riêng của các TTTM nhằm gia tăng tính hấp dẫn của TTTM đối với khách hàng là điều cần thiết đối với các nhà quản lý (Wong và cộng sự, 2001). Với khoảng cách gần như chia đều giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng nằm ở khu vực miền Trung, trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và điểm cuối của Hành lang kinh tế Đông Tây trải dài từ Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar. Thành phố có diện tích 1.256,53 km² gồm 06 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ) và 02 huyện (Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa) với tổng số dân là 1.029.000 người (theo điều tra dân số 2015). Là thành phố loại I trực thuộc trung ương, nhiều năm trở lại đây Đà Nẵng trở thành điểm đến của nhiều khách tham quan du lịch trong và ngoài nước và do đó có khá nhiều TTTM sầm uất. Theo Quyết định 6184/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, TTTM cả nước đến 2020 và tầm nhìn đến 2030”, tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I như Đà Nẵng sẽ xây dựng mạng lưới siêu thị, TTTM có quy mô từ hạng I đến hạng III; đồng thời, xây dựng mạng lưới siêu thị, TTTM theo hướng tích hợp với nhiều loại hình bán buôn, bán lẻ khác và các cơ sở cung cấp dịch vụ để hình thành một số khu thương mại tập trung (Bộ Công Thương, 2012). ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: