Danh mục

Đánh giá nguồn vốn tài nguyên thiên nhiên để phát triển sinh kế của người dân tái định cư xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 421.87 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là vốn tự nhiên để phát triển sinh kế. Có 5 nguồn vốn để đánh giá sinh kế như vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội. Một trong những nguồn vốn để phát triển sinh kế ở xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai rất quan trọng là TNTN. TNTN có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có nhiều khó khăn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá nguồn vốn tài nguyên thiên nhiên để phát triển sinh kế của người dân tái định cư xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 71 - 79 ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ XÃ CHIỀNG ƠN, HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA Nguyễn Thị Hồng Nhung, Bùi Thị Hoa Mận, Lê Thị Thu Hòa, Lò Văn Thuật, Nguyễn Thị Thảo, Lường Văn Chung Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là vốn tự nhiên để phát triển sinh kế. Có 5 nguồn vốn để đánh giá sinh kế như vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội. Một trong những nguồn vốn để phát triển sinh kế ở xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai rất quan trọng là TNTN. TNTN có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có nhiều khó khăn. Địa hình chủ yếu là đồi núi, độ cao trung bình từ 400 – 500m, độ chia cắt sâu lớn, thuận lợi để canh tác, nhưng khó khăn trong việc canh tác trên đất dốc. Đất có diện tích khá lớn, nhìn chung khá màu mỡ thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Khí hậu mang tính chất gió mùa điển hình của vùng Tây Bắc, phân thành hai mùa, khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, mùa khô kéo dài, thiếu nước nghiêm trọng trong sản xuất. Nguồn nước thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch lòng hồ. Xuất phát từ thực tiễn nguồn TNTN như trên, đòi hỏi cần phải đánh giá đầy đủ để phát triển sinh kế bền vững hơn. Từ khóa: Sinh kế, tài nguyên thiên nhiên, thủy điện Sơn La, vốn tự nhiên. 1. Đặt vấn đề Trong sinh kế (livelihoods) của con người, TNTN được xem như một loại vốn (vốn tự nhiên). Xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình xây dựng thủy điện Sơn La. Đây là một trong những xã nằm trong diện phải di dân khỏi cốt ngập của công trình thủy điện này. Hiện xã có 563 hộ thuộc 10 bản đều nằm dưới cốt 215m phải di chuyển đến nơi ở mới. Thực hiện hình thức di vén nhằm đáp ứng nguyện vọng của người dân là tái định cư (TĐC) tại chỗ nên các hộ di dân được bố trí tại 10 điểm TĐC. Hiện nay để thích ứng với những thay đổi lớn trên, bằng các phương thức canh tác mang tính chất truyền thống, người dân đã phát huy những thuận lợi về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên như: đất đai, địa hình, nguồn nước, khí hậu,… để góp phần ổn định cuộc sống ban đầu. Tuy nhiên, những nhân tố này cũng mang lại không ít khó khăn cho người dân xã Chiềng Ơn bởi sự khắc nghiệt của khí hậu, kém màu mỡ của đất đai, địa hình hiểm trở,… Bài viết này thực hiện việc đánh giá những thuận lợi và khó khăn về các điều kiện tự nhiên dựa vào khung sinh kế của Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development – DFID). Bởi khung sinh kế bền vững do DFID đề xuất đảm bảo tính chặt chẽ, đầy đủ, logic; là khung đánh giá được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Mặt khác, khung sinh kế này cũng phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn nghiên cứu nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình tiếp cận cơ sở lí luận phục vụ việc nghiên cứu. Ngày nhận bài: 4/1/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016 Liên lạc: Nguyễn Thị Hồng Nhung- mail: nguyennhungtbu@gmail.com 71 Bởi vậy, đây là nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn giúp người dân xã Chiềng Ơn có thể nhận rõ những lợi thế về TNTN tại địa phương, góp phần khai thác tốt hơn, bền vững hơn nguồn vốn này; đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo mục tiêu TĐC cuộc sống nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. 2. Nội dung 2.1 Quan niệm về sinh kế và sinh kế bền vững Sinh kế là một trong những nghiên cứu quan trọng nhằm phân tích những nhân tố cơ hội và thách thức đối với kinh tế của con người. Định nghĩa sinh kế đầu tiên được Robert Chambers đề cập đến trong tác phẩm của mình vào năm 1986. Theo ông, sinh kế ở đây có thể được định nghĩa là mức độ của sự giàu có, của cổ phiếu và là dòng chảy của thực phẩm và tiền mặt trong đó cung cấp về vật chất cho an sinh xã hội và an ninh nhằm chống lại việc trở nên nghèo hơn [1]. Thuật ngữ sinh kế bền vững - sustainable livelihood (SKBV) được sử dụng đầu tiên như là một khái niệm phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả Chambers và Conway (1992) định nghĩa về SKBV như sau: SKBV bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội. SKBV khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác. SKBV về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai. Tuy nhiên, tùy theo từng cách tiếp cận, ...

Tài liệu được xem nhiều: