Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bền vững tại xã Mỹ Yên, huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bền vững tại xã Mỹ Yên, huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên Trần Thị Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 135 - 141 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG TẠI XÃ MỸ YÊN, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN Trần Thị Mai Anh1, Nguyễn Thị Thu Hồng1, Hoàng Văn Hùng1*, Bùi Thanh Hải2 2 1 Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên TÓM TẮT Mỹ Yên là một xã miền núi nằm ở phía Tây Nam huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm huyện 10 km, tổng diện tích tự nhiên của xã là 3392,60 ha và chủ yếu là đất đồi núi, địa hình bị chia cắt, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính. Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa quan trọng cho việc lựa chọn các loại hình sử dụng đất phù hợp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy: toàn xã có 6 loại hình sử dụng đất (LUT) khác nhau, trong đó nhiều loại hình mang lại hiệu quả kinh tế cao bao gồm: loại hình sử dụng đất lúa – màu, 2 lúa – màu. Đây là hai loại hình sử dụng đất có nhiều tiềm năng và có thể đem nhiều triển vọng nhất cho xã, đặc biệt là cây rau. Kết quả nghiên cứu là hướng tiếp cận quan trọng cho việc lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cho khu vực. Từ khóa: LUT, giải pháp, Mỹ Yên, nâng cao hiệu quả, sử dụng đất bền vững, thực trạng. ĐẶT VẤN ĐỀ* Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp phát triển các ngành khác[3]. Vì vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh thái bền vững đang trở thành vấn đề toàn cầu. Trong những năm qua nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước. Nông nghiệp cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, phát triển tương đối toàn diện và đạt được những thành tựu quan trọng. Sản xuất nông nghiệp không những đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn mang lại nguồn thu cho nền kinh tế với việc tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu [2]. Sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế [6]. Do vậy, việc đánh giá tiềm năng đất đai để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh * Tel: 0989.372.386; Email: hvhungtn74@yahoo.com thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai [5][4]. Tuy nhiên, cũng như các huyện nông nghiệp khác xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu, chất lượng nông sản thấp, khả năng hợp tác liên doanh cạnh tranh còn yếu, sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm [7]. Trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết, tạo ra giá trị lớn về kinh tế, đồng thời tạo đà cho phát triển nông nghệp bền vững. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp - Số liệu, tài liệu thu thập được: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp. - Phiếu điều tra nông hộ: 35 phiếu điều tra. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu và tài liệu sơ cấp: 135 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trần Thị Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Thu thập dữ liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, các đặc điểm về kinh tế - xã hội, sau đó tiến hành xử lý nội nghiệp điều chỉnh bổ sung theo đúng thực tế. Điều tra ngẫu nhiên các hộ nông dân trong vùng nghiên cứu, các cá nhân có kinh nghiệm trong sản xuất. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft office Excel để xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá hiệu quả kinh tế. - Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất: Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác mức độ sử dụng đất và đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. - Phương pháp đánh giá tính bền vững: bền vùng về kinh tế, xã hội và môi trường. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả phỏng vấn người dân về các loại hình sử dụng đất Kết quả điều tra nông hộ và bản đồ hiện trạng cho thấy trên địa bàn xã Cao Kỳ năm 2012, toàn xã có 6 loại hình sử dụng đất (LUT) với 16 kiểu sử dụng đất khác nhau. Là một xã miền núi có diện tích đất nông nghiệp rộng nên hệ thống cây trồng của xã tương đối đa dạng chủ yếu là các loại cây lương thực và cây ăn quả, mỗi kiểu sử dụng có quy mô, diện tích khác nhau, trong đó có 2 cây trồng chủ yếu là lúa và ngô. Loại sử dụng đất trồng cây lâu năm có đất trồng cây ăn quả (vải, nhãn v.v.). Các loại hình sử dụng đất xã Mỹ Yên năm 2012 thể hiện qua bảng 1. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp Đánh giá hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được trình bày trong bảng 2. Trên cùng một điều kiện đất đai, khí hậu nhưng hiệu quả của các LUT là khác nhau như sau: - Loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm 107(07): 135 - 141 Bảng 1: Các loại hình sử dụng đất tại xã Mỹ Yên + LUT 2L - M: LUT này có hiệu quả kinh tế cao. Công thức luân canh có hiệu quả kinh tế cao nhất là Lúa xuân - lúa mùa – rau đông, với thu nhập thuần là 98.574,04 nghìn đồng, giá trị ngày công lao động là 91,73 nghìn đồng. Công thức luân canh Lúa xuân - lúa mùa – ngô đông có hiệu quả kinh tế thấp nhất trong LUT này, với thu nhập thuần là 65.169,01 nghìn đồng hơn 2 lần thu nhập thuần của công thức 2 Lúa + rau đông, giá trị ngày công lao động là 76,83 nghìn đồng. + LUT 2L: Lúa là loạ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nâng cao hiệu quả Sử dụng đất bền vững Tỉnh Thái Nguyên Nâng cao hiệu quả Sử dụng đất bền vữngTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Dinh dưỡng khoáng cây trồng - PGS. TS Nguyễn Bảo Vệ
266 trang 666 17 0 -
Hướng dẫn trồng và chăm sóc táo bưởi hồng na
80 trang 511 0 0 -
Giáo trình Kỹ thuật nuôi ong mật - NXB Nông Nghiệp
134 trang 438 8 0 -
9 trang 301 0 0
-
36 trang 291 0 0
-
48 trang 290 0 0
-
Sổ tay hướng dẫn sản xuất cà phê vối (Robusta) bền vững tại Việt Nam (dành cho người sản xuất)
80 trang 288 0 0 -
Cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật trồng các loại khoai: Phần 2
45 trang 254 0 0 -
Giáo trình Trồng mận - MĐ05: Trồng đào, lê, mận
105 trang 250 0 0 -
Một số vấn đề về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay - Nguyễn Quốc Thái
9 trang 214 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0