Việt Nam hiện đang thiếu hệ thống chính sách kiểm soát chất lượng sản phẩm, thiếu chế tài để điều chỉnh sự sử dụng lâm sản theo hướng bền vững hay kết hợp hài hòa giữa các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. Hệ thống chính sách kiểm soát việc tiêu thụ và chế biến gỗ lậu còn yếu kém. Các chính sách và chiến lược phát triển hệ thống chế biến, đầu tư phát triển trồng rừng nguyên liệu chưa phù hợp với thực tế phát triển thị trường... Mời các bạn tham khảo để nắm bắt vấn đề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá thực trạng và dự báo xu hướng phát triển thị trường lâm sản Việt Nam ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN VIỆT NAM Trần Việt Trung Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu, đánh giá thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2001 – 2005 đã đạt được một số thành quả và có ý nghĩa thiết thực góp phần cung cấp tư liệu cũng như là cơ sở dữ liệu cho công tác dự báo thị trường lâm sản trong giai đoạn tới. Kết quả 2 năm nghiên cứu và đánh giá thị trường gỗ và sản phẩm gỗ trên địa bàn 12 tỉnh, thành (trong đó 8 tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng Nam Bộ và 4 tỉnh phía Bắc). Trong bài viết này đưa ra một số kết quả nghiên cứu đạt được như sau: Thực trạng phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2005 đã thể hiện các ưu điểm theo xu hướng như: Tổng cung, tổng cầu đều tăng trưởng khá nhanh; nhiều tỉnh thành trong cả nước đã ngày càng mở rộng ra nhiều thị trường chính, khó tính, tiềm năng; giảm xuất thô đáng kể; tăng nhập khẩu gỗ nguyên liệu để tăng xuất khẩu; trồng rừng nguyên liệu đã được chú ý, hệ thống doanh nghiệp chế biến lâm sản ngày càng phát triển, từng bước đổi mới thiết bị công nghệ cũng như năng lực cạnh tranh ngày càng phù hợp với xu hướng phát triển thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều hạn chế: Thị trường phát triển thiếu đồng bộ; quy hoạch trồng rừng nguyên liệu chưa tổng thể; điều kiện phát triển thị trường còn bất cập nhất là chính sách, khoa học và công nghệ, quản lý Nhà nước; hiệu quả thị trường còn thấp; bảo vệ rừng và môi trường chưa tốt. Nhiều luật và chính sách có tác động tích cực đến việc phát triển thị trường, song mức tác động vẫn còn khiêm tốn, thậm chí có lúc, có nơi còn là “lực cản”: Các chính sách phát triển kinh tế thị trường vẫn đang bộc lộ rất rõ nét sự thiếu thống nhất và không rõ ràng dẫn đến những bất cập trong chính sách đầu tư, ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhà nước. Một số luật mới ban hành gần đây như Luật đầu tư, Luật canh tranh, Luật Doanh nghiệp chưa thực sự có hiệu lực do chưa có đủ các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Việt Nam hiện đang thiếu hệ thống chính sách kiểm soát chất lượng sản phẩm, thiếu chế tài để điều chỉnh sự sử dụng lâm sản theo hướng bền vững hay kết hợp hài hoà giữa các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. Hệ thống chính sách kiểm soát việc tiêu thụ và chế biến gỗ lậu còn yếu kém. Các chính sách và chiến lược phát triển hệ thống chế biến, đầu tư phát triển trồng rừng nguyên liệu chưa phù hợp với thực tế phát triển thị trường. Từ khóa: Thị trường lâm sản, Chính sách đầu tư và phát triển. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống thị trường từng quốc gia ngày càng trở nên thống nhất, thông suốt và phát triển. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống thị trường quốc gia tất yếu phải phù hợp với xu thế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Thị trường lâm sản của Việt Nam ngày nay cũng vậy, nó là bộ phận hữu cơ trong hệ thống thị trường của đất nước, hướng ngoại, cạnh tranh và hợp tác để phát triển bền vững. Trong vài năm gần đây thị trường lâm sản Việt Nam đã phát triển khá sôi động, đặc biệt là xuất khẩu đồ gỗ, có mức tăng trưởng rất nhanh (>30%/năm). Nhu cầu gỗ nguyên liệu cũng vì thế mà tăng nhanh, vì vậy cần phải nhập khẩu và mở ra thị trường cung cấp gỗ lớn nội địa. Tuy nhiên Việt Nam cũng còn trong tình trạng sơ khai về thị trường nói chung và thị trường lâm sản nói riêng, nên còn kém lợi thế về nhiều mặt so với các nước. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng thị trường lâm sản ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và tìm hiểu xu hướng phát triển thị trường lâm sản là một yêu cầu tất yếu vừa có tính cơ bản lâu dài, vừa mang tính cấp thiết trước mắt. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng Phạm vi Sản phẩm gỗ: Đồ gỗ, ván nhân tạo và dăm Đà Nẵng, Bình Định, Gia Lai, ĐăkLăk, TP. Hồ Chí gỗ. Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Nghệ An. Nguyên liệu gỗ: Gỗ tròn và gỗ xẻ. Phương pháp nghiên cứu Thông tin thứ cấp được thu thập qua nhiều kênh thông tin: Niên giám thống kê, đề án phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh và các tài liệu liên quan. Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua các phương pháp sau: - Phương pháp đánh giá và phân tích thị trường - Phương pháp điều tra bán cấu trúc và cấu trúc để điều tra điểm nghiên cứu, phỏng vấn các hộ gia đình, các đại lý thu mua, cơ sở chế biến và các cơ quan liên quan bằng bảng câu hỏi thiết kế sẵn. - Phương pháp chuyên gia, hội thảo: Gặp gỡ, hội thảo trao đổi để tham khảo ý kiến của chuyên gia, cán bộ quản lý trên từng lĩnh vực nghiên cứu. - Phương pháp thống kê, phân tích: Tổng hợp tài liệu, số liệu thu thập được ở cơ quan trung ương và địa phương, trên mạng Internet và tài liệu điều tra. Có sử dụng thống kê mô tả và thống kê so sánh. - Các phương pháp toán kinh tế: Sử dụng phần mềm Excell trong tính toán xử lý số liệu khảo sát nghiên cứu; phần mềm oralce để quản lý dữ liệu, thông tin về thị trường lâm sản. Các bước thực hiện nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Thu thập thông tin, số liệu làm cơ sở cho đánh giá và dự báo thị trường lâm sản Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường lâm sản Đề xuất định hướng và một số giải pháp Phương pháp nghiên cứu Nội dun ...