Danh mục

Đào tạo giáo viên theo phương thức vừa học vừa làm

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.06 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập mô hình đào tạo giáo viên theo phương thức vừa học vừa làm xuất hiện ở nước ta những năm 1976-1987, phân tích và so sánh phương thức đào tạo vừa học vừa làm với phương thức đào tạo trên "lâm sàng " trong các trường phổ thông phát triển nghề (Professional devepment schools - PDS) đang phổ biến tại nhiều nước có nền giáo dục tiến tiến.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo giáo viên theo phương thức vừa học vừa làmJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 11-22This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2018-0023ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THEO PHƯƠNG THỨC VỪA HỌC VỪA LÀMPhan Trọng NgọViện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà NộiTóm tắt. Bài báo đề cập mô hình đào tạo giáo viên theo phương thức vừa học vừa làmxuất hiện ở nước ta những năm 1976-1987; phân tích và so sánh phương thức đào tạo vừahọc vừa làm với phương thức đào tạo trên lâm sàng trong các trường phổ thông pháttriển nghề (Professional devepment schools - PDS) đang phổ biến tại nhiều nước có nềngiáo dục tiến tiến. Mô hình đào tạo giáo viên theo phương thức vừa học vừa làm tại trườngtrung học phổ thông (THPT) không chỉ là giải pháp tích cực, sáng tạo trong đào tạo giáoviên theo nguyên lí giáo dục của Đảng, mà còn là mô hình đào tạo hiện đại, có nhiều điểmtương đồng với các mô hình đào tạo giáo viên hiệu quả trên thế giới. Vì vậy, trong bối cảnhhiện nay, mô hình này cần được hồi cứu, hoàn thiện và triển khai trong thực tiễn.Từ khóa: Đào tạo giáo viên, mô hình đào tạo giáo viên, mô hình đào tạo giáo viên theophương thức vừa học vừa làm, trường phổ thông phát triển nghề, mô hình đào tạo giáoviên theo phương thức lâm sàng.1.Mở đầuTừ những năm 1980 - 1990, cải cách giáo dục đã kéo theo đổi mới giáo dục giáo viên ởnhiều nước. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình đào tạo giáo viên [4] .Trong đó, đào tạo theo mô hìnhlâm sàng tại các trường phổ thông phát triển nghề xuất hiện những năm gần đây đang thu hút sựquan tâm của nhiều nhà khoa học và quản lí giáo dục [8].Điều thú vị là ngay từ những năm 1976 - 1986, ở Việt Nam xuất hiện mô hình đào tạo giáoviên theo phương thức vừa học vừa làm [12] mà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là nơi đầu tiênthử nghiệm, có rất nhiều điểm tương đồng với mô hình đào tạo tại các PDS. Tuy nhiên vì nhiều lído, sau hơn 10 năm, phương thức này không được duy trì và phát triển.Trong xu thế đổi mới, nâng cao chất lượng giáo viên, mô hình đào tạo tại PDS đang rất đềcao trên thế giới [8]. Vì vậy, nảy sinh vấn đề hồi cứu phương thức đào tạo vừa học vừa làm ở ViệtNam; xác định giá trị khoa học, nguyên lí và tính khả thi của nó trong điều kiện mới, Từ đó cókhuyến cáo bổ ích, góp phần giải quyết vấn đề phức tạp và khó khăn hiện nay ở nước ta: Phát triểnvà nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và giảmthiểu sự lãng phí nhân lực xã hội, do hậu quả của việc dư thừa sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp.Ngày nhận bài: 8/2/2018. Ngày sửa bài: 6/3/2018. Ngày nhận đăng: 14/3/2018.Liên hệ: Phan Trọng Ngọ, e-mail: ngotamly@gmail.com11Phan Trọng NgọBài viết giới thiệu và phân tích phương thức đào tạo vừa học vừa làm, có tham chiếu với mô hìnhđào tạo lâm sàng trong các PDS trên thế giới.2.2.1.Nội dung nghiên cứuMô hình đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo phương thức Vừa họcvừa làm2.1.1. Bối cảnh ra đời của phương thức đào tạo giáo viên Vừa học vừa làmMô hình đào tạo giáo viên theo phương thức vừa học vừa làm do Giáo sư, Viện sĩ NguyễnCảnh Toàn (1928 - 2017) đề xuất và thực nghiệm từ năm 1978 đến 1986. Sự ra đời của mô hìnhđào tạo này vừa là một tất yếu vừa là kết quả của ý tưởng sáng tạo khoa học sư phạm có tính chiếnlược của Nguyễn Cảnh Toàn.Ngay từ những năm 1960, Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam đã xác định rõ nguyên lígiáo dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xãhội [6]. Trong thực tiễn, năm 1958, đã ra đời Trường Thanh niên Lao động Xã hội chủ nghĩa HoàBình, theo phương thức giáo dục phổ thông vừa học vừa làm, phù hợp với nguyên lí trên [13].Cũng chính tại trường này, sau đó vài năm đã mở ra hệ đào tạo cử nhân vừa học vừa làm các ngànhnông nghiệp và lâm nghiệp. Những năm 1970, một số trường đại học vừa học vừa làm được thànhlập, tuyển sinh đầu vào là học sinh tốt nghiệp THPT như hệ chính quy.Mặt khác, những năm 1976 - 1980, do sự phát triển đột biến của giáo dục, đặc biệt là trunghọc phổ thông, sau ngày thống nhất đất nước. Nhu cầu về số lượng giáo viên trở nên cấp bách, cáctrường sư phạm bị quá tải, vẫn không đáp ứng được yêu cầu. Nhiều học sinh phổ thông có nguyệnvọng vào trường Đại học Sư phạm, nhưng không đủ điểm chuẩn. Bài toán có tính tình thế được đặtra: Giải pháp nào cho việc đào tạo nhanh đội ngũ giáo viên, đáp ứng nhu cầu giáo dục phổ thông(đặc biệt là giáo viên THPT), mà vẫn đảm bảo chất lượng và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ?Về phương diện khoa học, qua trải nghiệm của bản thân cũng như khả năng dự phóngtương lai, Nguyễn Cảnh Toàn có niềm tin vững chắc về vai trò và tầm quan trọng của tự học, tựnghiên cứu của học sinh trong đào tạo và phát triển nghề. Từ đó, ông đưa ra giả thuyết: Thanh niêntốt nghiệp THPT có thể trở thành giáo viên bằng con đường tự học, tự nghiên cứu có hướng dẫn,ngay tại trường THPT [12]. Ông thấy có trác ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: