Danh mục

Đào tạo theo học chế tín chỉ tại khoa Địa lý – Những vấn đề đã, đang và sẽ làm

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 330.99 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

So với việc đào tạo theo niên chế, phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, nếu được tổ chức tốt, có nhiều ưu điểm vượt trội. Vì vậy, chuyển đổi phương thức đào tạo theo tín chỉ là một định hướng hợp lý và đúng đắn. Để việc chuyển đổi phương thức đào tạo sang học chế tín chỉ được tiến hành hiệu quả, đòi hỏi rất nhiều công việc phải thực hiện ở nhiều quy mô, cấp độ, mà chủ yếu là ở vấn đề tổ chức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo theo học chế tín chỉ tại khoa Địa lý – Những vấn đề đã, đang và sẽ làmHội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 128 ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI KHOA ĐỊA LÝ – NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ, ĐANG VÀ SẼ LÀM TS. Lê Minh Vĩnh Khoa Địa lý So với việc đào tạo theo niên chế, phương thức đào tạo theo học chế tínchỉ, nếu được tổ chức tốt, có nhiều ưu điểm vượt trội. Vì vậy, chuyển đổi phươngthức đào tạo theo tín chỉ là một định hướng hợp lý và đúng đắn. Để việc chuyểnđổi phương thức đào tạo sang học chế tín chỉ được tiến hành hiệu quả, đòi hỏi rấtnhiều công việc phải thực hiện ở nhiều quy mô, cấp độ, mà chủ yếu là ở vấn đềtổ chức. Về nguyên tắc, việc rà soát và tìm cách nâng cao chất lượng đào tạo làcông việc thường xuyên ở trường đại học, không phải đợi đến khi tổ chức theohọc chế tín chỉ mới phải làm. Tuy nhiên, khi chuyển qua phương thức đào tạomới, sẽ có ít nhiều vấn đề nảy sinh, cần hoàn thiện cũng như có những đòi hỏiđặc biệt để đáp ứng với phương thức này. Đây chính là dịp để chúng ta nhìn lạivà lưu ý hơn về quá trình, cách thức tổ chức cũng như chất lượng đào tạo, để cónhững việc làm, biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu mới và đạt đượcmong muốn chung nhất - nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Trong khuônkhổ một khoa, Khoa Địa lý đã và đang thực hiện một số công việc cụ thể ở quymô cấp chương trình và cấp môn học thuộc bậc Đại học. A. Cấp chương trình 1. Xây dựng nội dung chương trình đào tạo: theo kiểu phân tích từ trên xuống và thể hiện minh bạch qua sơ đồ Đào tạo – dù theo phương thức nào thì cũng đòi hỏi phải có một chươngtrình được xây dựng tốt như một nền móng, khung sườn cho quá trình triển khaitiếp theo. Trước đây, khi đào tạo theo niên chế, những người có trách nhiệm vàrất am hiểu chương trình đào tạo sẽ chịu trách nhiệm sắp xếp, bố trí môn họctrong từng học kỳ và do đó, chương trình học được thực hiện “tương đối hợp lýtrong một khuôn mẫu chung”, đảm bảo tính logic, chặt chẽ của chương trình. Khichuyển qua học chế tín chỉ, chúng ta cho phép người học chủ động hơn, trongmột mức độ nào đó, tham gia vào việc việc sắp xếp, bố trí môn học cho chínhmình. Như vậy, chương trình trong học chế tín chỉ một mặt vẫn phải đảm bảotính chặt chẽ, một mặt khác phải đảm bảo tính linh động trong tổ chức để đápứng nhu cầu đa dạng của người học. Chương trình này cần được công bố minhbạch để tất cả mọi người đều có thể nắm vững và vận dụng. Chương trình phải được lưu ý đảm bảo: - Thể hiện được mục tiêu, yêu cầu chung một cách cụ thể, phù hợp với tiêu chí, sứ mạng chung của nhà trường - Có tính hợp lý trong cấu trúc, thời lượng, đảm bảo cho sinh viên có thời gian tự học. - Có tính logic trong mối quan hệ giữa các môn học và thể hiện (mối quan hệ hữu cơ trước sau và mối quan hệ bổ sung) Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 129 - Có tính mở, tạo điều kiện cho việc học chuyển đổi, liên thông Để xây dựng chương trình đảm bảo các yêu cầu trên, khoa đã tiến hành rà soát lại chương trình theo quy trình từ trên xuống (top-down)– đi từ mục tiêu đến từng khối kiến thức và xuống đến từng môn học (tuy nhiên, khi vẽ hình, chúng tôi trình bày hướng lên để thấy rõ cấp độ được nâng lên dần) Môn học a Môn học m Môn học x Môn học y Môn học b Môn học c Môn học z Môn học n Khối kiến thức A Khối kiến thức B Khối kiến thức C(công nghệ - kỹ năng) (Địa lý tự nhiên) (Địa lý nhân văn) Chỉ quan hệ thứ tự - trước sau Mục tiêu đào tạo Chỉ quan hệ bổ sung, có liên quan Công việc được thực hiện theo từng bước: - Xuất phát từ mục tiêu đào tạo: xác định mục tiêu đào tạo cụ thể - Xác định các khối kiến thức cần có để đảm bảo mục tiêu đề ra - Xác định mức độ - nội dung cần có của từng khối kiến thức thông qua nội dung – thời lượng của từng môn học trong khối kiến thức - Xác định tính chất của từng môn (bắt buộc, tự chọn) - Thể hiện mối quan hệ giữa các môn học (mối quan hệ thứ tự trước sau- mối quan hệ liên quan, bổ sung) - Rà soát tên gọi, thời lượng của các môn để đảm bảo tính chuẩn, tạo điều kiện cho người học chuyển đổi, liên thông – trước mắt là giữa các chuyên ngành ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: