Đề tài "Ảnh hưởng của các mức bổ sungthức ăn tinh trên nền khẩu phần thức ăn cơ sở (cỏ Ghinê, dây khoai lang) đến khả năng sản xuất thịtcủa giống Thỏ Newzealand trắng" giới thiệu đến các bạn những nội dung về khẩu phần dinh dưỡng trong việc kết hợp giữa thức ăn tinh và thức ăn thô xanh còn hạn chế, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào tìm ra được một khẩu phần ăn hợp lý cho thỏ, nhất là các giống nhập nội như Newzealand trắng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Ảnh hưởng của các mức bổ sung thức ăn tinh trên nền khẩu phần thức ăn cơ sở (cỏ Ghinê, dây khoai lang) đến khả năng sản xuất thịt của giống Thỏ Newzealand trắng 1. MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề Ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp phải rất nhiều khó khăn: dịch cúm gia cầm và lợn tai xanhhay dịch lở mồm long móng ở đại gia súc thường xuyên xẩy ra gây thiệt hại rất lớn về kinh tế đối vớingười chăn nuôi. Việc tìm ra một mô hình chăn nuôi an toàn hơn đang là sự quan tâm của nhiều ngườinông dân. Con thỏ khả năng miễn dịch học rất hiệu quả và nhiều tính ưu việt khác, bên cạnh đó nhu cầutiêu thụ thịt thỏ ngày càng gia tăng, cho nên hiện đang là mục tiêu để hướng tới của người chăn nuôi, vìvậy nghề chăn nuôi thỏ đang có một cơ hội phát triển rất tốt. Trong thời gian gần đây nuôi thỏ đã được khuyến cáo phát triển để đáp ứngcho nhu cầu thịt tăng cao trong tương lai (El-Raffa, 2004) cho rằng thỏ có khảnăng tạo ra thịt nhanh và cao nhờ có khả năng sinh sản hiệu quả. Thịt thỏ đã đượcbiết như một nguồn thực phẩm dễ tiêu hóa, thơm ngon, giàu và cân đối dưỡng chấthơn các loại thịt gia súc khác, đạm cao 21% (thịt bò 17%, thịt lơn 15%, thịt gà21%), mỡ thấp 10% (thịt gà 17%, bò 25%, thịt lợn 29,5%), giàu chất khoáng 1,2%(thịt bò 0,8%, thịt lợn 0,6%), hàm lượng cholesteron rất thấp (45mg/kg) và đặcbiệt không có bệnh truyền nhiễm nào của thỏ lây sang người vì vậy thịt thỏ an toàncho người sử dụng. Ngoài các giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao từ thịt thì các sảnphẩm khác của thỏ như da, lông cũng là một nguồn thu nhập có giá trị đối vớingười chăn nuôi. So với các loài gia súc nuôi phổ biến khác, thỏ có khối lượng cơthể nhỏ hơn nên chi phí cho chuồng trại của thỏ thấp hơn. Đặc biệt thức ăn thỏ ítcạnh tranh với lương thực con người, bên cạnh đó việc nuôi thỏ đầu tư ít về giống,chuồng trại, thức ăn và được nuôi phổ biến theo hình thức nông hộ ở Việt Nam. Nguồn thức ăn xanh cho thỏ có thể là cỏ tự nhiên, cỏ trồng (cỏ Ghinê, cỏ Lông tây, Stylo…) vàrau (rau muống, rau lang…)…; nguồn thức ăn tinh là: thóc, cám, gạo, củ quả…nhưng chỉ sử dụng mộtlượng nhỏ và đã có nhiều công trình nghiên cứu về các loại thức ăn này. Trong các loại thức ăn thì cỏGhinê (Panicum maximum. cv) và dây khoai lang (Ipomonae batatas) là một trong những loại thức ănxanh cơ bản được sử dụng trong chăn nuôi ở Việt Nam như một nguồn thức ăn cơ sở. Tuy nhiên, cácnghiên cứu về khẩu phần dinh dưỡng trong việc kết hợp giữa thức ăn tinh và thức ăn thô xanh còn hạnchế, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào tìm ra được một khẩu phần ăn hợp lý cho thỏ, nhất là các giốngnhập nội như Newzealand trắng. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài : “Ảnh hưởng của các mức bổ sungthức ăn tinh trên nền khẩu phần thức ăn cơ sở (cỏ Ghinê, dây khoai lang) đến khả năng sản xuất thịtcủa giống Thỏ Newzealand trắng”1.2 Mục đích Xác định được khẩu phần ăn thích hợp để nuôi thỏ Newzeland trắng. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Sơ lược về giống thỏ Newzealand trắ ng Thỏ Newzealand trắng có nguồn gốc từ New Zealand, còn gọi là thỏ Tân Tây Lan trắng được nuôiphổ biến ở các nước Châu Âu và Mỹ. Giống thỏ này được nhập vào Việt Nam từ Hungari lần đầu vàonăm 1978, sau 22 thế hệ nuôi nhân thuần tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn tây, đàn thỏ ít nhiềubị cận huyết, khối lượng giảm xuống đáng kể so với lúc mới nhập về, trưởng thành con đực nặng 4,2 –4,5 kg; con cái nặng 3,3 – 4 kg. Năm 2000 thỏ Newzealand trắng được nhập lại lần 2 về nuôi nhân thuầnvà để làm tươi máu đàn thỏ cùng giống trước đây. Sau khi cải tạo, năng suất đàn thỏ giống cũ tăng từ 35- 40%. Newzealand trắng là giống thỏ tầm trung mắn đẻ, sinh trưởng nhanh thành thục sớm, nhiều thịtphù hợp với phương thức chăn nuôi cả theo lối công nghiệp cũng như ở gia đình. Thỏ có đặc điểm ngoại hình: Lông dày, màu trắng tuyền, mắt hồng, khối lượng trưởng thành từ5 - 5,5 kg/con. Tuổi động dục lần đầu 4 - 4,5 tháng tuổi và tuổi phối giống lần đầu từ 5 - 6 tháng tuổi, khiđó khối lượng phối giống lần đầu đạt 3 - 3,2 kg/ con. Đàn thỏ giống này nhập về Việt Nam vào năm 2000có khả năng sinh sản và sinh trưởng cao hơn hẳn so với các giống thỏ Việt Nam: một năm đẻ từ 6 - 7 lứa,mỗi lứa 6 - 8 con, khối lượng con sơ sinh 55 - 60 gam, khối lượng con cai sữa 650 - 700 gam, khối lượngthỏ lúc 3 tháng tuổi 2,8 - 3 kg, tỷ lệ thịt xẻ từ 52 - 55%. (Chu Thị Thơm, 2006). Giống thỏ này đã thích ứngtốt với điều kiện chăn nuôi gia đình ở khắp các vùng trong cả nước ta. Hàng triệu triệu con thỏ giống nàyđã được nhân ra và chăn nuôi ở nước ta trong những năm qua.2.2 Thức ăn cho thỏ Thức ăn cho thỏ gồm có 2 nhóm: nhóm thức ăn thô và nhóm thức ăn tinh. Nhóm thức ăn thôđược sử dụng với khối lượng tương đối lớn (gồm thức ăn thô xanh, thô khô và củ quả), nhưng dinhdưỡng thấp, chủ yếu cung cấp chất xơ cho thỏ. Thức ăn tinh ít nước, giá trị dinh dưỡng cao. Thỏ là loàigia súc có khả ...