Danh mục

Đề tài: Phân loại học thực vật ( rêu - quyết - hạt trần)

Số trang: 103      Loại file: ppt      Dung lượng: 11.92 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 51,500 VND Tải xuống file đầy đủ (103 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực vật bậc cao bao gồm những cơ thể đã thoát li khỏi môi trường nước và chuyển lên cạn. Đây là một bước biếnđổi quan trọng đối với thực vật. Từ đó dẫn tới hình thành những đặc điểm mới trong cấu tạo cơ quan sinh dưỡng vàcơ quan sinh sản ở thực vật bậc cao, tiến hóa hơn Tảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Phân loại học thực vật ( rêu - quyết - hạt trần) SEMINA (nhóm 4) PHÂN LOẠI HỌC THỰC VẬT Thành viên 1. Thùy An ủ 2. C í hTrường: Đại Học Đồng Tháp 3. Văn Đoàn Lớp: KTNN – 2011-l2 4. Kim LànhGVHD: Phạm Thị Thanh MaiMôn: Phân Loại Thực Vật ỹ ọ 5. N M c g Nhóm thực hiện: Nhóm 4 ơ ị 6. T hChương 4 : RÊU – QUYẾT – HẠT TRẦN1. 1.ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC THỰC VẬT Ở CẠN1.1 Đặc điểm chung - Thực vật bậc cao bao gồm những cơ thể đã thoát li khỏi môi trường nước và chuyển lên cạn. Đây là một bước biến đổi quan trọng đối với thực vật. Từ đó dẫn tới hình thành những đặc điểm mới trong cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ở thực vật bậc cao, tiến hóa hơn Tảo. - Chuyển từ môi trường nước lên môi trường cạn nên đã có nhiều biến đổi của cơ thể để thích nghi với môi trường mới nên tuyệt đại đa số cơ thể thực vật bậc cao phân hóa thành các cơ quan thân, lá và hầu hết có rễ thật (trừ Rêu).- Mỗi cơ quan đảm nhận chức năng riêng, phù hợp với hoàn cảnh sống mới. Trong môi trường cạn thì nguồn thức ăn từ đất (nước và các chất hòa tan) chỉ có thể được đưa vào trong cây nhờ hệ thống rễ (trong khi đó ở môi trường nước thức ăn hòa tan trong nước có thể được trực tiếp đưa vào cơ thể thực vật), ngoài ra rễ còn giúp cây đứng vững trong đất.- Lá làm nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ. Còn thân làm nhiệm vụ nâng đỡ tán lá và vận chuyển thức ăn.- Cơ thể thực vật không những phân hóa thành các cơ quan khác nhau, mà mỗi cơ quan đều có cấu tạo phức tạp và phân hóa thành nhiều loại mô quan trọng đối với cơ thể ở cạn mà quan trọng nhất là mô dẫn.- Mô dẫn có chức năng dẫn truyền thức ăn (nước và các chất hòa tan) từ rễ lên lá và dẫn các chất hữu cơ do lá chế tạo ra đưa đến các bộ phận khác để nuôi cây. Mô dẫn lúc đầu chỉ mới là quản bào, về sau có mạch thông hoàn thiện dần. Đồng thời trụ dẫn cũng tiến hóa từ dạng nguyên sinh lên những dạng phức tạp hơn (hình ống, hình mạng…)- Ngoài mô dẫn, còn có mô bì và mô cơ. Mô bì làm nhiệm vụ che chở, bảo vệ cây khỏi bị những tác động biến đổi thường xuyên của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, gió, ánh sáng… Trên mô bì có lỗ khí giúp cho sự trao đổi khí và nước giữa cây với môi trường. Mô cơ làm nhiệm vụ nâng đỡ cây (ở môi trường nước mô này không phát triển vì nước cũng có tác dụng nâng đỡ và giữ thăng bằng cho cơ thể).- Tất cả các cơ quan và mô đó xuất hiện và ngày càng phát triển giúp cho thực vật bậc cao thích ứng được với điều kiện sống ở cạn. Trong khi đó các đặc điểm này hầu như chưa có hoặc chưa hoàn thiện ở thực vật bậc thấp (Tảo).- Về đặc điểm sinh sản và cơ quan sinh sản, ở thực vật bậc cao luôn có sự xen kẽ thế hệ giữa sinh sản vô tính (hình thành bào tử) và sinh sản hữu tính (hình thành và kết hợp giữa các giao tử). Sự xen kẽ thế hệ thể hiện rất rõ và thường xuyên.- Trong sự xen kẽ thế hệ, trừ ngành Rêu có thể giao tử chiếm ưu thế so với thể bào tử, còn lại các ngành khác thì thể bào tử ngày càng chiếm ưu thế rõ rệt và tới ngành Hạt kín thì thể giao tử xem như không đáng kể. Cơ quan sinh sản cái là túi noãn đa bào.- Trong quá trình tiến hóa, túi noãn biến đi và lên đến thực vật Hạt kín xuất hiện một bộ phận mới là “nhụy” nằm trong cơ quan sinh sản chung là hoa.Có sự xuất hiện phôi. Phôi là một giai đoạn nghỉ trong quá trình phát triển của cơ thể, được bảo vệ và nuôi dưỡng bởi thức ăn lấy từ cơ thể mẹ. Đây là một đặc điểm tiến hóa hơn hẳn thực vật bậc thấp, đảm bảo cho nòi giống phát triển tốt hơn.→ Vì vậy thực vật bậc cao ngày càng chiếm ưu thế trong giới Thực vật.1.2. Nguồn gốc và tiến hóa- Trước đây người ta cho rằng Thực vật bậc cao tiến hóa từ những Tảo có xen kẽ thế hệ rõ ràng. Đó là Tảo lục, Tảo nâu và Tảo đỏ. Nhưng nhóm tảo này có nguồn gốc của thực vật ở cạn đầu tiên thì hiện nay cũng chưa có đầy đủ tài liệu chứng minh rõ ràng.- Cho đến gần cuối thế kỉ XX nhiều tác giả cho rằng Tảo lục là tổ tiên của Thực vật. Họ đưa ra những chứng cớ như: Tảo lục có vách tế bào bằng xenluloz, có diệp lục a,b, chất dự trữ là tinh bột, đều là đặc điểm của tất cả Thực vật. Quá trình phân bào của Tảo hoàn toàn giống Thực vật. Chu trình sống của Thực vật và của chi Ulva trong ngành Tảo lục đều có xen kẻ thế hệ. Giao tử đực nhiều roi là đặc điểm của nhiều Tảo lục cũng gặp ở nhiều Thực vật.- Mặt khác trong vài thập ...

Tài liệu được xem nhiều: