Đề tài "Tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ sau thu hoạch ở Việt Nam hiện nay (đối với ngành trồng trọt lương thực, rau quả). Nêu những hạn chế tồn tại và đề ra phương hướng thực hiện hiệu quả trong tương lai" trình bày các nội dung chính như: Các dạng tổn thất sau thu hoạch, thực trang ứng dụng công nghệ sau thu hoạch hiện nay, thực trang hiện nay của bảo quản nông sản ảnh hưởng như thể nào đến nền kinh tế Việt Nam,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ sau thu hoạch ở Việt Nam hiện nay (đối với ngành trồng trọt lương thực, rau quả). Nêu những hạn chế tồn tại và đề ra phương hướng thực hiện hiệu quả trong tương lai
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH
Đề tài: Tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ sau thu hoạch ở Việt
Nam hiện nay (đối với ngành trồng trọt lương thực, rau quả). Nêu những hạn
chế tồn tại và đề ra phương hướng thực hiện hiệu quả trong tương lai
GVHD: Hoàng Thị Trúc Quỳnh
Nhóm 1, sáng t5,t12
Danh sách nhóm: Phạm Quốc Thắng 2005140502
Phạm Nguyễn Hoàng Thắng 2005140500
Trần Thị Mỹ Hoàng 2005140758
Nguyễn Minh Quân 2005140451
Nguyễn Thị Mỹ Tiên 2005140620
1
2
Mục Lục
2
lời mở đầu
Trong thời kì đổi mới sản xuất lương thực ở nước ta đã đạt được những thành tựu nổi
bật. Từ một nước thiếu lương thực Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước xuất khẩu
gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Sản lượng thóc năm 2002 đạt 34.06 triệu tấn, ngô 2.31 triệu
tấn, xuất khẩu trên 3.2 triệu tấn gạo.
Thực tiễn cho thấy trên thế giới có nhiều nước có nền kinh tế phát triễn, trình độ khoa
học, kỹ thuật cao, sản phẩm lương thực của họ rất phong phú và đa dạng về chủng loại,
chất lượng tốt, giá cả lại rẻ có khả năng cạnh tranh cao, có thể xuất khẩu đi nhiều nước,
tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân.
Bên cạnh những thành tựu đáng kể trên, Việt Nam và thế giới còn tổn thất rất lớn sau thu
hoạch, do bị thất thoát trong quá trình vận chuyển, bao gói, bảo quản, sinh vật hại... Theo
thống kê của Liên Hiệp Quốc, mỗi năm thế giới trung bình thiệt hại về lương thực chiếm từ
1520%, tính ra tới 130 tỷ USD, đủ nuôi sống tới 200 triệu người/năm
Vì vậy bảo quản hoa quả sau thu hoạch là khâu quan trọng trong quy trình sản xuất nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ xuất khẩu. Nhưng hiện nay, đa số nông dân và các
cơ sở sản xuất, thu mua đều thu hoạch và mua bán rau quả theo tập quán, không có quy trình
bảo quản sau thu hoạch.
Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm, làm hạn chế khả năng
xuất khẩu của nông sản Việt Nam
I. Các dạng tổn thất sau thu hoạch
3
4
1. Tổn thất về số lượng
Là sự mất mát về trọng lượng của nông sản trong cả giai đoạn sau thu hoạch và được xác
định bằng phương pháp cân, đo trọng lượng của nông sản
2. Tổn thất về chất lượng của nông sản
Được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
+ Dinh dưỡng
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Cảm quan
Phụ thuộc vào tính chất của mỗi loại nông sản người ta có thể tập trung vào một chỉ tiêu
có tính chất quyết định
3. Tổn thất về kinh tế
Là tổn thất về chất lượng và số lượng được quy định thành tiền hoặc % giá trị ban
đầu của nông sản.
4. Tổn thất xã hội
Vấn đề an ninh lượng thực, an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái, tạo việc làm cho
người lao động. Những vấn đề này do tổn thất nông sản sau thu hoạch tác động đến.
II. Thực trang ứng dụng công nghệ sau thu hoạch hiện nay
1. Thực trạng chung ở Việt Nam
Ở Việt Nam sản xuất nông nghiệp thực phẩm có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, ngoài việc đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của hơn 90 triệu dân, nông sản
còn là nguồn xuất khẩu chủ yếu chiếm 25% kiêm ngạch xuất khẩu
Ở nước ta thiệt hại trong quát trình bảo quản, cất giữ củng là một số đáng kể. Tính
trung bình đối với các loại hạt tổn thất sau thu hoạch là 10%, đối với các loại củ là 1020%,
rau quả 1030%. Hàng năm trung bình thiệt hại 15%, tính ra là hàng vạn tấn lương thực bỏ đi,
đủ nuôi sống hàng triệu người. Năm 1995 sản lượng lúa ước chừng khoảng 23 triệu tấn thì
hao hục khoảng 10% thì mất hết gần 2.3 triệu tấn, tương đương với 350360 triệu USD.
Tương tự với các loại củ, hạt, hay cây ăn trái thì thì hại hàng năm củng lên đến hàng trăm
triệu USD.
Mặt khác, đối với các sản phẩm hạt và quả Việt Nam do khâu bảo quản không tốt
nên tỉ lệ các loại độc tố tồn đọng trong nông sản ở mức cao như Aflatoxin trong đậu phộng,
4
ngô, điều,.. ochratoxin trong cà phê, ca cao, palutin trong táo, lê, đào... Lượng thuốc trừ sâu
tồn đọng trong các loại rau xanh lên tới 34% ảnh hưởng không ít đến sức khỏe con người.
2. Lúa gạo!!?
Theo Bộ NNPTNT, tổn thất sau thu hoạch đối với lúa gạo của Việt Nam vào loại cao
nhất châu Á: 9% 17%, có lúc 30% . Dù được mệnh danh là cường quốc xuất khẩu gạo lớn
thứ hai thế giới, nhưng giá gạo xuất khẩu Việt Nam vẫn thường thấp hơn gạo cùng loại trên
thị trường thế giới (ví dụ như thấp hơn gạo Thái Lan 1020 USD/tấn).
Các nhà khoa học đã cho biết, ĐBSCL là vùng co tỷ lệ thất thoát cao nhất nước. Năm
1999, khu vực này sản xuất gần 17 triệu tấn lúa. Với mức thất thoát là 20%. ĐBSCL mất 3
3,5 triệu tấn lúa. Do 1% thất thoát làm thiệt hại khoảng 7 triệu USD nên hàng năm nước ta
mất xắp xỉ 140 triệu USD
Kết quả điều tra của Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối (Bộ NNPTNT) cho thấy
tỷ lệ thất thoát và hao hụt trong quá trình thu hoạch, bảo quản và chế biến ở nước ta vẫn còn
khá cao. Cụ thể:
Thất thoát trong khâu cắt gom từ 1,5% 2% (đôngxuân) đến 3,5% 4% (hèthu) vụ hè
thu tổn thất nhiều do thường gặp mưa, bão, lũ lụt.
Thất thoát trong k ...