Danh mục

Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Số trang: 39      Loại file: pdf      Dung lượng: 771.58 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng" gồm có 2 nội dung chính, đó là: Các tai biến và biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đề xuất quy trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưngĐẶT VẤN ĐỀThoát vị đĩa đệm là hậu quả của bệnh thoái hóa xương sụn cột sống. Bệnh cóthể xảy ra ở cổ, ngực nhưng chủ yếu ở cột sống thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm cột sốngthắt lưng (TVĐĐCSTL) gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu (trên 70%) gặp ở lứatuổi từ 30-50 tuổi. Đây là độ tuổi lao động chính, trụ cột của gia đình nên khôngnhững ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn ảnhhưởng nhiều đến sản xuất, kinh tế, xã hội. Việc phát hiện, điều trị kịp thời cho cácbệnh nhân TVĐĐCSTL không những giúp người bệnh giảm được đau đớn, nângcao chất lượng cuộc sống mà còn đưa người bệnh trở về với cuộc sống sinh hoạt,lao động bình thường.Theo nhiều nghiên cứu, khoảng trên 80% trường hợp đau dây thần kinh tọalà do TVĐĐCSTL gây nên, trong số đó có khoảng 20% các trường hợp cần phảican thiệp phẫu thuật (PT). Hàng năm, ở Việt Nam có hàng nghìn trường hợp đượcPT. Tại Khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, mỗi nămtiến hành khoảng 1.200 đến 1.500 trường hợp TVĐĐCSTL.Ngày nay, PT điều trị TVĐĐCSTL đã có rất nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, PTcũng có các tai biến và biến chứng. Các biến chứng này nếu không được theo dõi,phát hiện kịp thời có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Việc chăm sócvà theo dõi sau PT các TVĐĐCSTL là một công việc vô cùng quan trọng góp phầnvào thành công của PT. Để làm tốt công việc này, đòi hỏi người điều dưỡng (ĐD)phải có đủ kỹ năng, kiến thức để sớm phát hiện được các biến chứng, đồng thờichăm sóc tốt bệnh nhân (BN) sau PT.Trên cơ sở thực tiễn lâm sàng, học viên viết chuyên đề:“Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân sau mổthoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng”Chuyên đề đề cập đến các nội dung sau:1. Tổng quan về bệnh lý TVĐĐCSTL.2. Đề xuất quy trình chăm sóc BN sau mổ TVĐĐCSTL.1PHẦN 1TỔNG QUAN1.1. Sơ lược giải phẫu cột sống vùng thắt lưng.Cột sống gồm 33-35 đốt sống chồng lên nhau được chia thành 4 đoạn, mỗiđoạn có chiều cong và các đặc điểm riêng thích ứng với chức năng của đoạn đó [3].từ trên xuống dưới có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốtsống cùng và đoạn cụt gồm 4-6 đốt sống cuối cùng dính với nhau tạo thành xươngcụt. Các đốt sống nối liền với nhau và được uốn cong mềm mại tạo nên đường congsinh lý của cột sống.Hình 1.1: Hình ảnh giải phẫu cột sốngVùng cột sống thắt lưng có 5 đốt sống, tiếp nối với hai đoạn cột sống cố địnhđó là các đốt sống ngực ở phía trên và khối xương cùng cụt ở phía dưới.1.1.1. Đốt sốngMỗi đốt sống gồm có thân đốt sống và cung đốt sống vây quanh lỗ đốt sống.Thân đốt sống có hình trụ dẹt, hai mặt trên và dưới hơi lõm để tiếp khớp với đốtsống kế cận qua gian đốt sống. Cung đốt sống gồm mảnh cung đốt sống và haicuống cung đốt sống cho ra một mỏm gai, hai mỏm ngang, bốn mỏm khớp. Khi cácđốt sống chồng lên nhau tạo thành cột sống thì các lỗ đốt sống hợp lại với nhau tạothành ống sống chứa tủy sống [3].2Thang Long University LibraryNgoài các đặc điểm chung, các đốt sống vùng thắt lưng có một số đặc điểmriêng như sau:- Thân đốt sống thắt lưng to và rộng chiều ngang. Các đốt sống càng xuốngdưới càng to và chắc, nhất là hai đốt sống thắt lưng L4 và L5. Điều này cũng phùhợp với tư thế đứng thẳng của con người và cột sống là trụ cột của cơ thể. Chiều caocủa đốt sống thắt lưng L5 thì phía trước dày hơn phía sau.Nhìn nghiêng thì trục của đốt sống thắt lưng L5 hợp với trục của xương cùngmột góc tù, nhô về phía trước còn được gọi là góc nhô hay góc cùng - đốt sống.- Đoạn cột sống thắt lưng hay gặp hiện tượng “thắt lưng hoá” (lumbarization),nghĩa là tăng số đốt sống thắt lưng. Đốt sống ngực T12 và đốt sống cùng S1 có thểthắt lưng hoá trông giống như đốt sống thắt lưng. Hiện tượng thắt lưng hoá gặpkhoảng 4% hay gặp ở đốt sống cùng S1 hơn là đốt sống ngực T2. Trong số 2359trường hợp TVĐĐ thắt lưng chỉ gặp thắt lưng hoá S1 là 5 (0,21%).- Đốt sống thắt lưng L5 cũng hay bị cùng hoá (saccralization), nghĩa là biếnthành xương cùng S1, trên phim chỉ nhìn thấy 4 đốt sống thắt lưng. Khoảng 8trường hợp (0,33%) bị cùng hoá 1.5- Gai đôi kín (spina bifida occulta) là do khuyết rộng cung sau bẩm sinh cũnghay gặp ở đốt sống L5 và xương cùng S1. Gai đôi kín của S1 là 16/2359 (0,7%)trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.- Gai ngang đốt sống L5 có thể bị quá phát ở một hoặc hai bên, phì đại, dàihơn bình thường và chúng phát triển lấn chồng lên xương cánh chậu. Có trường hợpgây đau như thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ), nhưng cũng có nhiều trường hợp quá phátgai ngang không hề đau. Đã có một số trường hợp phẫu thuật nhầm, cắt bỏ gaingang quá phát nhưng thực tế bệnh nhân đau là do thoát vị đĩa đệm. Vì thế cần phảikhám xét kỹ lâm sàng và cận lâm sàng để phẫu thuật giải quyết đúng nguyên nhângây đau.1.1.2. Ống sống và tuỷ sống.Ống sống là do các lỗ đốt sống tạo nên. Ống sống đoạn ngực hình tròn, nhưngống sống thắt lưng có ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: