Đề xuất biện pháp phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất biện pháp phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Nguyễn Thị Thu Trang1 1. Khoa Sư phạm. Email: trangntt@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Năng lực dạy học là năng lực cần thiết cho giáo viên để tổ chức dạy học hiệu quả. Nângcao năng lực dạy học đồng thời với việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Học quatrải nghiệm là mô hình dạy học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói chung, đào tạonghề sư phạm nói riêng. Bài viết đề xuất việc nâng cao năng lực dạy học cho sinh viên sư phạmtiểu học trường Đại học Thủ Dầu Một thông qua việc tổ chức dạy học một số nội dung thuộcchương trình đào tạo bằng mô hình học qua trải nghiệm. Từ khóa: Năng lực dạy học, mô hình học qua trải nghiệm.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghị quyết số 29/NQ-TW của BCH Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục đào tạo (GDĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã khẳng định: “Đổi mớimạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quảhọc tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và nănglực (NL) nghề nghiệp...”. Điều này vừa thể hiện niềm tin đối với đội ngũ nhà giáo các cấp, vừathể hiện sự mong đợi rất nhiều từ Đảng và Nhà nước ta đối với đội ngũ nhà giáo trong côngcuộc đổi mới GDĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 tiếp cận theo hướng mở và theo hướngphát triển năng lực học sinh, tích hợp ở lớp dưới, phân hóa sâu ở cấp trung học phổ thông đặtra yêu cầu mới về năng lực dạy học (NLDH) cần có ở người GV để thực hiện chương trình giáodục phổ thông 2018. Trước bối cảnh trên đặt ra yêu cầu mới đối với quá trình đào tạo giáo viêntiểu học có NLDH đáp ứng chương trình đào tạo cũng là đáp ứng yêu cầu thực hiện chươngtrình mới nhằm hình thành phẩm chất, năng lực cho HS. Quá trình dạy học là một quá trình gồm hai mặt: hoạt động dạy của giáo viên (GV) và hoạtđộng học của học sinh với hai nhân tố trực tiếp là giáo viên và học sinh. Trong đó giáo viên làngười hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động học tập, nhận thức của học sinh. Chất lượng dạy họcphụ thuộc vào năng lực dạy học (NLDH) và năng lực sư phạm của người giáo viên, Vì vậy, LuậtGiáo dục năm 2005 đã khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chấtlượng giáo dục”. Đây cũng là yêu cầu đặt ra đối với quá trình đào tạo giáo viên tiểu học củachương trình Giáo dục tiểu học trường Đại học Thủ Dầu Một. Học qua trải nghiệm là mô hìnhdạy học được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Dạy học theo mô hình học qua trảinghiệm trong đào tạo sinh viên sư phạm tiểu học là hướng tiếp cận tích cực, phù hợp với xu hướng 692tiến bộ giáo dục của thế giới, góp phần nâng cao chất lượng trong đào tạo giáo viên. Bài viết đềcập đến việc nâng cao NLDH cho sinh viên sư phạm tiểu học bằng mô hình học qua trải nghiệm.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phân tích và tổng hợp lý thuyết về năng lực dạy học, học qua trải nghiệm; nghiên cứukhảo sát ý kiến của một số giảng viên và sinh viên chuyên ngành Giáo dục tiểu học về năng lựcdạy học. Từ đó, đề xuất nâng cao năng lực dạy học cho sinh viên qua tổ chức dạy học một sốnội dung học phần thuộc chương trình Giáo dục tiểu học.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Mô hình học qua trải nghiệm a) Kinh nghiệm, trải nghiệm Thuật ngữ “kinh nghiệm” và “trải nghiệm” thể hiện ở cả hai phương diện bị động và chủđộng: trên phương diện bị động, “kinh nghiệm” nhấn mạnh vào kết quả thực hiện; trên phươngdiện chủ động “trải nghiệm” nhấn mạnh vào quá trình thực hiện, đó là sự từng trải, kinh qua. Theo Nguyễn Văn Hạnh (2017), “kinh nghiệm là những kiến thức, kĩ năng về một sự kiệnhay chủ đề mà người học có được thông qua sự tham gia hành động hoặc tiếp xúc trực tiếp.Trải nghiệm là quá trình tham gia hành động (làm) và tiếp xúc trực tiếp (xem và ngẫm); trongđó, cá nhân sử dụng kinh nghiệm đã có để tương tác với đối tượng (sự vật hoặc sự kiện). Nhữngtác động, thử nghiệm của người học sẽ làm cho đối tượng thay đổi và những thông tin thu đượcsẽ phản ánh ngược lại não bộ tạo nên sự hiểu biết về đối tượng đó (kinh nghiệm mới). Qua đó,người học kiểm chứng được giá trị của kinh nghiệm đã có và kết quả của giá trị ấy sẽ tạo ranhững ý tưởng mới làm công cụ để tiến hành trải nghiệm trong tương lai”. Dưới phương diệngiáo dục nghề nghiệp, trải nghiệm và kinh nghiệm có thể được hiểu như sau: Kinh nghiệm làmức độ đáp ứng hiện tại về năng lực hành nghề với yếu tố cốt lõi là kĩ năng nghề nghiệp củacá nhân người học trong quá trình đào tạo nghề; còn trải nghiệm là quá trình tham gia hàn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển năng lực dạy học Giáo dục tiểu học Mô hình học qua trải nghiệm Chương trình giáo dục phổ thông Chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
37 trang 471 0 0
-
31 trang 380 0 0
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 319 0 0 -
2 trang 300 3 0
-
5 trang 291 0 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 285 0 0 -
197 trang 275 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 274 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 262 0 0 -
Tài liệu học tập: Cảm thụ văn học và bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiêu học
44 trang 253 1 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 224 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 223 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 210 0 0 -
11 trang 205 0 0
-
5 trang 197 0 0
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật của giáo viên trung học phổ thông
3 trang 195 7 0 -
5 trang 194 0 0
-
132 trang 169 0 0
-
Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực
8 trang 167 0 0 -
7 trang 166 0 0