Danh mục

Đi Làm

Số trang: 40      Loại file: pdf      Dung lượng: 239.17 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (40 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuộc mít tinh lớn ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5 năm 1938 ở nhà Đấu Xảo, tôi đi trong đoàn những người thất nghiệp. Có chăng băng đỏ, đề như thế hẳn hoi. Đoàn thất nghiệp chúng tôi đông nhất, dài nhất, rầm rập gấp trăm các đoàn thể có nghề. Nếu các đoàn khác trương các khẩu hiệu đòi lập hội Ái hữu tiến lên nghiệp đoàn - những quyền lợi về tổ chức và chính trị của người thợ, thì đoàn thất nghiệp đòi công ăn việc làm. Thiết thực và cũng thảm thương dữ dội...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đi LàmĐi LàmCuộc mít tinh lớn ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5 năm 1938 ở nhà Đấu Xảo, tôiđi trong đoàn những người thất nghiệp. Có chăng băng đỏ, đề như thế hẳn hoi. Đoàn thất nghiệp chúng tôi đông nhất, dài nhất, rầm rập gấp trăm các đoàn thểcó nghề. Nếu các đoàn khác trương các khẩu hiệu đòi lập hội Ái hữu tiến lênnghiệp đoàn - những quyền lợi về tổ chức và chính trị của người thợ, thì đoàn thấtnghiệp đòi công ăn việc làm. Thiết thực và cũng thảm thương dữ dội biết baonhiêu. Đoàn thất nghiệp xếp hàng mười, cứ một khối vài chục hàng lại có một anhđeo băng đỏ. Tôi cũng được đeo cái băng đỏ làm trật tự đầu hàng. Đen ngòmnhững người là người, dài ngập đầu suốt phố Găm bét ta(1) kéo vào khu ĐấuXảo(2). Bấy giờ thất nghiệp là một sự vô cùng. Nhiều học sinh còn đi học cũng đi sẵntrong đoàn thất nghiệp như tôi. Mà cũng chẳng lạ. Cái gương tôi đấy, từ lớp họcđến thấp nghiệp, tự nhiên như bước trong nhà ra cửa, không có quãng giữa nàokhác. Người ta chẳng thể nhai được chữ ra ăn. Huống chi chỉ có một vài chữ, huốngchi ở những làng ngoại ô làm thủ công nghề giấy, nghề dệt lĩnh dệt lụa quê tôi trẻcon đã phải làm giúp nhà sớm. Bởi vậy, không ai thiết cho con cái đi học làm gì. Dù sao tôi cũng có dăm bảy chữ giắt lưng, khác những đứa trong xóm cùng lứakhông hề biết mặt chữ. Cho nên tôi phải xoay cho ra công việc chữ nghĩa mà làm,chứ lại đành chui xó nhà, đâm đầu vào dệt cửi như chúng nó chẳng cần đi học cũnglàm được thì nhẻm quá. Nhưng đào đâu ra việc? Có người mách nhà sách Tôpanh đương cần người. Tôi chưa nói được gãy gọnmột câu tiếng Tây. Học trường Yên Phụ, ở lớp bét được đứng đầu, lên đến lớp nhấtthì tôi đội sổ. Có học hành gì đâu? Nhưng cũng không sợ bằng phải làm bài thi ấy.Vào làm nhà in, nhà bán sách cũng phải thi. Đầu bài thi của ông Tây chủ nhà inTôpanh chỉ độc có một câu hỏi quái quỉ: “Anh thích nhất cô đào chiếu bóng nào?Tại sao?”. Mấy chục cái đầu hí húi làm bài. Người ngồi chật cả gian phòng rộng, mà chủnhà in chỉ lấy có hai người làm. Tôi nghĩ mướt mồ hôi mà không viết được một chữ. Cũng chẳng ân hận gì. Vìđến năm ấy, tôi cũng chưa lần nào được biết cái cửa rạp chiếu bóng, làm sao màthích được cô đào chiếu bóng nào. Tôi mới chỉ được xem hai bộ phim câm chiếuthí phim Bà Đế, phim Kim Vân Kiều, từ lúc còn bé, ở giữa sân đình làng Thọ. Những ngày thất nghiệp dài đằng đẵng. Mỗi phiên chợ, người ta đeo trĩu vai năm bảy chục thước một hai trăm thướchàng đi chợ, nhà tôi có một khung cửi mà cọc cạch dệt ba chục thước lụa mộtphiên không xong. Nhà người ta, phiên chợ bán được hàng thì vui, nhà tôi ngày chợ, không sinhchuyện này thì chuyện khác. Hàng ít lại xấu, không đều, mặt hàng gùn gút lên,không ai mua. Thế là xảy ra những trận xô xát giữa bà ngoại tôi và các dì tôi. Ông ngoại tôi ngồi uống rượu. Cuối cùng, bao giờ ông tôi cũng vác gậy đuổiđánh tất cả. Mọi người chạy tán loạn, đến đêm mới về. Có khi cả nhà cãi nhau vàokhi ông tôi chưa uống rượu. Lúc chưa uống rượu, thì ông tôi không nói một câu.Thế là lúc ấy tôi lại thay ông, tôi vác gậy vừa khóc vừa đuổi đánh tất cả. Cũng tạmyên được một lúc. Sáng hôm sau, lại vẫn cãi nhau làm ầm cả xóm. Cũng đã lắm phen tôi thử xốc vác lo lắng. Tôi quyết làm ăn và dọn dẹp mọi việctrong nhà. Nhưng nhà tôi cũng như người ốm sài mòn không thể chữa khỏi. Nhàtôi còn êm ấm làm sao được, trong khi sự túng thiếu càng gò cổ mỗi con người lại,mỗi người cứ ngày càng bẳn gắt hơn, càng lúc thương lúc ghét nhau, hết sức thấtthường. Vả chăng, sức vóc tôi cũng không ngồi dệt cửi nổi hàng tháng. Nói sao thì cũnglà tôi có một ít chữ rồi. Tôi không thể làm thợ dệt. Dệt cửi thì không cần biết chữvà chẳng bao giờ cần học hết lớp nhất. Dù tôi biết rằng với dúm chữ ấy, bây giờchạy chọt một chân hương sư dạy trẻ con trong xóm cũng không được. Nhưng tôi vẫn hy vọng một cái gì khác cái thoi giắt đít của những đứa đi dệt cửimướn. Tôi vào thành phố lang thang lẩn thẩn suốt ngày đêm không muốn về. Đêmkhuya chỉ còn sương xuống ẩm vai áo. Những đàn chuột chạy rào rào qua mặt đường, trút xuống cống. Đến gần sáng,tai nghe đồng hồ quả lắc đánh liền liền cùng giờ tường nhà này sang tường nhàkhác suốt dãy Hàng Ngang, Hàng Đào đóng cửa im ỉm. Dần dần trời sáng, thế làqua một đêm. Trong quyển Sách dạy 40 nghề ít vốn của Thư quán Nhật Nam xuất bản có nóiđến nghề đánh máy chữ. Sách bảo học ba tháng đã có thể thành nghề. Tôi đi học đánh máy chữ ở căn gác một góc phố gần chợ Cửa Nam. Lớp học đánh máy, một cái gác ngoài ọp ẹp mươi cái máy chữ, đặt thành bahàng. Mỗi người đến học, mặt ai cũng vậy hễ ngồi vào bàn, cứ đăm đăm hầm hầm,không dời mắt khỏi cái máy. Họ cố học vì xót tiền. Mỗi buổi một giờ, mỗi thángmất một đồng hai. Chạy tiền học đánh máy một tháng gần bằng lo suất thuế thân cảnăm, phải tập cho nó ra nhẽ đồng hai bạc. Dạy chúng tôi đánh máy, một thày ngườicòm nhom mặt choắt chéo như hai ngón tay kẹp. Tuy thày có để ...

Tài liệu được xem nhiều: