Di truyền tế bào ( Nguyễn Như Hiền ) - Chương 8
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di truyền tế bào ( Nguyễn Như Hiền ) - Chương 8 172Chương 8Di truyền tế bào Soma và ung thư Mục tiêu: Sau khi học xong chương này học viên có khả năng: - Phân biệt sai khác giữa tế bào lành và tế bào ung thư. - Giải thích được cơ chế chuyển hóa tế bào lành thành tế bào ung thư. - Trình bày được cơ sở di truyền tế bào của ung thư. - Trình bày được các yếu tố gây ung thư. - Có ý thức áp dụng kiến thức để phòng chống ung thư. Nghiên cứu di truyền tế bào soma, đặc biệt là lai soma có liên quan đến nhiều vấn đềquan trọng của y học như vấn đề ung thư và các bệnh liên quan đến virut. Trong chương nàyta sẽ xem xét cơ sở tế bào soma của ung thư được xem như là một bệnh: bệnh ung thư.8.1 Bệnh ung thư (cancer) Theo quan điểm của R. Virchow (1864) về bệnh học tế bào thì bệnh ung thư là bệnhcủa tế bào. Ngày nay bệnh ung thư được xem là một nhóm bệnh thể hiện sự biến đổi bất bìnhthường trong các đặc tính của tế bào về di truyền, sinh lý, sinh hóa, miễn dịch cũng như sinhtrưởng và sinh sản không chịu kiểm soát chung của cơ thể dẫn tới tạo thành những khối môbệnh được gọi là u (tumor). Các u này không thực hiện một chức năng gì có ích cho cơ thể, trái lại chúng phá huỷ cấutrúc và chức năng của mô và cơ quan bình thường dẫn tới tử vong. Người ta phân biệt 2 loại u: u lành và u ác U lành (benign tumor) chứa các tế bào ung thư sinh sản chậm và bám vào mô liên kếttại chỗ nên chưa gây nguy hiểm. Nếu phát hiện sớm và điều trị bằng phẫu thuật hoặc chiếuxạ sẽ có kết quả tốt. U ác (malignant tumor) chứa các tế bào ung thư sinh sản rất nhanh và đặc biệt là chúngcó khả năng giải phóng khỏi mô và di chuyển đến các phần khác nhau của cơ thể được gọi làdi căn (metastasis). Các tế bào ung thư di căn vào máu và theo dòng máu xâm nhập vào cácmô khác và ở đấy chúng sinh sản phát triển thành khối u mới gây rối loạn và phá huỷ các tếbào và mô của phần đó. Các tế bào ung thư có nguồn gốc từ đâu? Nhiều nghiên cứu về tế bào ung thư invitro cũng như in vivo đã chứng minh rằng tế bàoung thư là do sự chuyển hóa của các tế bào lành của mô thành tế bào ung thư và nguyênnhân gây chuyển hóa là rất nhiều. Vì vậy, các nhà ung thư học thường căn cứ vào típ mô đểphân loại khối u: ví dụ khối u xuất hiện ở mô gan được gọi là hepatom, ở mô liên kết làsarcom, ở mô tạo máu là leuco và leukemia, ở mô thần kinh là neuroblastom v.v.. Người ta 173còn phân biệt dạng u rắn và u báng. U báng xuất hiện ở dạng thể dịch trong đó chứa các tếbào ung thư và đó là một dạng tồn tại tự do của tế bào ung thư trong thể dịch của cơ thểrất nguy hiểm.8.2 Sự chuyển hóa ung thư Để phân tích và nghiên cứu tế bào ung thư người ta xem xét so sánh các đặc tính của tếbào ung thư so với tế bào lành invitro cũng như in vivo. Trong cơ thể các tế bào của các mô khác nhau có thể chuyển hóa thành tế bào ung thưmang nhiều đặc tính về cấu trúc, sinh lý và di truyền khác với tế bào lành của mô đó. Trongnuôi cấy các tế bào lành của các mô invitro với thời gian lâu dài hoặc có tác động của các tácnhân gây ung thư (hóa chất, bức xạ, virut) đều có thể chuyển hóa thành tế bào ung thư.8.2.1 Tế bào lành và tế bào ung thư invitro Trong điều kiện nuôi cấy invitro các tế bào lắng xuống đáy bình, bám vào bề mặt đáy đểsinh trưởng và sinh sản bằng phân bào, như vậy mặt tiếp xúc coi như điều kiện cần thiết chotế bào sinh sản. Chúng thường phát triển thành lớp tế bào trật tự cho tới khi bám hết giá thểchúng ngừng sinh sản và không di động được do lực ức chế tiếp xúc bề mặt. Trái lại tế bàoung thư có thể phát triển và sinh sản trong môi trường nuôi cấy dạng lỏng sệt hoặc dạnghuyền phù và tạo thành các quần thể tế bào vô trật tự hoặc nhiều lớp chồng lên nhau trên giáthể. Điều đặc biệt là các tế bào ung thư không chịu tác động của lực ức chế tiếp xúc, chúng cóthể di động chiếm một không gian nào đó cho đến khi chúng ngừng sinh sản. Như vậy, in vivo cũng như invitro tế bào lành của các mô chịu tác động của lực ức chếtiếp xúc cũng như lực định vị, trái lại tế bào ung thư không chịu tác động của các lực đó. Điềunày có thể là do thay đổi trong chương trình di truyền cũng như trong cấu trúc và tính chất củamàng sinh chất của các tế bào ung thư đặc biệt là trong cấu trúc của các receptor màng đóngvai trò nhận biết và đánh dấu. Về bộ máy di truyền có sự khác biệt giữa tế bào lành và tế bào ung thư: Tế bào lànhthường giữ bộ thể nhiễm sắc ổn định là 2n, trong lúc đó các tế bào ung thư thường có bộ thểnhiễm sắc dị bội (heteroploide) với các sai lệch rất đa dạng về số lượng và cấu trúc. Tronggenom của tế bào ung thư đã quan sát thấy các gen đột biến mang tên gen ung thư. Tế bào ung thư còn khác biệt với tế bào lành trong nhiều đặc tính sinh lý khác như chỉ sốmitos cao hơn, phân ...
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
68 trang 285 0 0
-
Tiểu luận: Trình bày cơ sở khoa học và nội dung của các học thuyết tiến hóa
39 trang 237 0 0 -
Tiểu luận môn Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn: Xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ
12 trang 180 0 0 -
8 trang 177 0 0
-
4 trang 170 0 0
-
Báo cáo thực hành Môn: Công nghệ vi sinh
15 trang 157 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thực phẩm: Nghiên cứu sản xuất nước uống thảo dược từ cây Lạc tiên
36 trang 153 0 0 -
Giáo trình Kỹ thuật thực phẩm: Phần 2 - NXB Đà Nẵng
266 trang 132 0 0 -
22 trang 126 0 0
-
Tiểu luận: Công nghệ sản xuất nước tương bằng phương pháp lên men
95 trang 123 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
99 trang 118 0 0 -
Tiểu luận môn Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn: Xử lý khí Sunfua Dioxit (SO2)
40 trang 113 0 0 -
Đề tài: Nghiên cứu giá trị chẩn đoán ung thư tuyến giáp của phân độ EU – TIRADS 2017
28 trang 113 0 0 -
Sổ tay Thực tập di truyền y học: Phần 2
32 trang 109 0 0 -
KỸ THUẬT XỬ LÝ XOÀKỸ XOÀI RA HOA
2 trang 109 0 0 -
51 trang 105 0 0
-
27 trang 95 2 0
-
Báo cáo thực hành môn Thí nghiệm phân tích môi trường - Bài 5: Phân tích COD, Ammonia trong nước
13 trang 93 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình kiểm tra chất lượng bia thành phẩm của Công ty bia Vinaken
76 trang 91 0 0 -
77 trang 89 0 0