Thông tin tài liệu:
Trong chọn lọc và tiến hóa của quần thể loài người, các gen trội quy định một bệnh trầm trọng hoặc một khuyết tật nặng nề thường bị quá trình chọn lọc tự nhiên đào thải khỏi quần thể vì người bệnh hoặc chết sớm trước tuổi thành niên, hoặc không kết hôn được nên không có điều kiện lưu truyền được gen bệnh cho thế hệ sau. Kết quả gen bệnh bị hạn chế nhanh và có thể bị đào thải sau ngay chính thế hệ đó. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di truyền Y học part 6 Page 106 of 204 + Trong chọn lọc và tiến hóa của quần thể loài người, các gen trội quy định một bệnh trầm trọng hoặc mộtkhuyết tật nặng nề thường bị quá trình chọn lọc tự nhiên đào thải khỏi quần thể vì người bệnh hoặc chết sớmtrước tuổi thành niên, hoặc không kết hôn được nên không có điều kiện lưu truyền được gen bệnh cho thế hệ sau.Kết quả gen bệnh bị hạn chế nhanh và có thể bị đào thải sau ngay chính thế hệ đó. Các bệnh trội còn tồn tại và ditruyền được qua nhiều thế hệ trong quần thể thường là các bệnh hoặc khuyết tật nhẹ, không trầm trọng; nếu làbệnh nặng thì thường có tuổi biểu hiện bệnh muộn, nên khi thành niên, bệnh chưa biểu hiện, họ vẫn có cơ hội kếthôn và di truyền gen bệnh cho thế hệ sau. + Trên thực tế trong quần thể loài người vẫn gặp các bệnh trội trầm trọng và các khuyết tật trội nặng nề vớimột tần suất nhất định nào đó. Những người mang bệnh tật này thường do kết quả của các đột biến gen trội mớinẩy sinh. + Tần suất xuất hiện của các đột biến chung là khoảng 5x10-6 nhưng ở bệnh trội chỉ đòi hỏi có một đột biếnở một trong hai alen nguồn bố hoặc mẹ nên tần suất kỳ vọng khoảng 1/100000 trẻ sơ sinh sẽ có mang một độtbiến mới đối với mỗi locus gen bất kỳ nào đó. + Đối với người bị bệnh hoặc khuyết tật do đột biến trội mới nẩy sinh thì bố mẹ của họ là bình thường vềmặt lâm sàng vì đột biến trội chỉ mới nẩy sinh trong quá trình giảm phân tạo tế bào sinh dục ở cơ thể bố hoặc mẹngười ấy mà thôi. Tuy vậy, cá thể mắc bệnh do đột biến trội sẽ di truyền bệnh cho 50% số con của họ nếu đột biếnnày không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh. + Cần lưu ý rằng trước khi kết luận về một bệnh nhân mang rối loạn di truyền trội có bố mẹ và anh em ruộtkhông bị bệnh là người bệnh do đột biến mới nẩy sinh thì cần xem xét các khả năng khác có thể xẩy ra là: * Gen có thể được di truyền từ một trong hai bố mẹ nhưng vị thân sinh ấy là người có độ biểu hiện rất thấphoặc người mang gen có tính thấm không hoàn toàn. * Hiện tượng gen có nguồn gốc ngoài hôn thú có thể xẩy ra trong xã hội, thí dụ trong các nghiên cứu ngẫunhiên ở các trẻ em Mỹ thấy có khoảng 5% có mang gen nguồn gốc bố ngoài hôn thú. Hầu hết các bệnh do rối loạn di truyền alen trội NST thường có hai đặc điểm đặc trưng mà các hội chứng ditruyền alen lặn không có: * Sự biểu hiện bệnh muộn. * Tính biến thiên lớn trong biểu hiện lâm sàng. Thí dụ ở bệnh múa giật Huntington hoặc bệnh thận đa nang ở người trưởng thành thì gen đột biến có ngay từthời kỳ mang thai nhưng vẫn không có các biểu hiện lâm sàng ở thời kỳ niên thiếu, tới tận tuổi trưởng thành hoặcvề già mới biểu hiện bệnh. Một ví dụ điển hình về tính biến thiên lớn trong biểu hiện lâm sàng là hội chứng loét ống tiêu hóa - u nhiềutuyến nội tiết: các bệnh nhân trong cùng một gia đình được di truyền loại gen bệnh như nhau nhưng kết quả biểuhiện lâm sàng khác nhau: có người biểu hiện ở kiểu hình là bệnh loét miệng nối, có người là giảm glucose huyết,sỏi thận, đa u mỡ ở da, bán manh hai thái dương... do đó việc nhận biết ra rằng các thành viên gia đình này cùngmang một gen bệnh như nhau là tương đối khó khăn. Cũng cần có ý niệm rằng bệnh do đột biến alen trội thường gây bất thường các loại protein điều hòa các conđường chuyển hóa phức tạp hoặc các protein cấu trúc. - Một số bệnh, tật di truyền alen trội nhiễm sắc thể thường ở người: Hơn 4458 bệnh di truyền alen trội đã được phát hiện. Thường gặp một số bệnh di truyền alen trội sau:file:///C:/Windows/Temp/fyvbcylyoh/di%20truyen%20CAN_1_unicode_2_html.htm 7/14/2011 Page 107 of 204 + Hội chứng Marfan (hội chứng tay vượn): Kiểu hình: chân và tay phát triển dài ra, đặc biệt ngón tay phát triển rối loạn rất dài và thuộc dạng ngón nhện.Gen có tính đa hiệu, gây nên cả sự hủy hoại thủy tinh thể, phình động mạch chủ và tăng các thoát vị, trật khớp, rốiloạn sự phát triển hệ xương, tim. Nhiều đột biến mới nẩy sinh trong các tế bào sinh dục của các ông bố có tuổi tương đối cao, tạo nên hiệntượng “hiệu quả tuổi bố”. Thí dụ ở hội chứng Marfan là 37 tuổi. Di truyền: đột biến đã được xác định do đột biến gen fibrillin trên NST số 5. Hơn 100 đột biến đã được pháthiện ở các bệnh nhân Marfan. Hầu hết là các đột biến sai nghĩa, các đột biến vô nghĩa, đột biến khung cũng đượcphát hiện, hay gặp ở exon 24 - 32. Hội chứng Marfan di truyền trội NST thường. Tỷ lệ xấp xỉ 1/10000 đến 1/20000 ở châu Âu, Bắc Mỹ. + Bệnh Huntington: Kiểu hình: có sự thoái hóa của tế bào thần kinh - run lẩy bẩy thân hình và tay chân, tiến triển hủy hoại dầnthần kinh dẫn đến hư hỏng chức năng gây động kinh dẫn đến chết. Bệnh thường biểu hiện mu ...