Địa lí Nông nghiệp-Ngành chăn nuôi

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 149.31 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo bài viết địa lí nông nghiệp-ngành chăn nuôi, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Địa lí Nông nghiệp-Ngành chăn nuôi Địa lí Nông nghiệp-Ngành chăn nuôi1) Vai tròCác vật nuôi vốn là động vật hoang được con người thuần dưỡng, chọngiống, lai tạo làm cho chúng tách khỏi cuộc sống hoang dã.Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại. Nó cung cấp cho conngười thực phẩm có dinh dưỡng cao từ nguồn đạm động vật và bảo đảmsự cân đối trong khẩu phần ăn. Sản phẩm của ngành chăn nuôi còn lànguyên liệu cho công nghiệp nhẹ (tơ tằm, lông cừu, da), cho côngnghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu. Cho dù conngười đã sản xuất và sử dụng rộng rãi tơ, sợi, len, da nhân tạo, nhưngcác sản phẩm tự nhiên từ ngành chăn nuôi có nhiều ưu điểm mà các vậtliệu nhân tạo không thể có được. Chăn nuôi còn cung cấp sức kéo, phânbón và tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. Việc kết hợp giữa trồngtrọt và chăn nuôi sẽ làm cho sản xuất nông nghiệp tăng thêm hiệu quả.2) Đặc điểm- Đặc điểm quan trọng nhất của ngành chăn nuôi là sự phát triển và phânbố của nó phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn. Ngoài các đồng cỏ tựnhiên và diện tích mặt nước, phần lớn thức ăn phục vụ chăn nuôi đều dongành trồng trọt cung cấp. Vì thế, ở đâu ngành trồng trọt phát triển, conngười không phải quan tâm đến lương thực cho bản thân mình thì ở đócó nhiều điều kiện để đẩy mạnh ngành chăn nuôi. Đây cũng là lý do vìsao ở phần lớn các nước phát triển, tỷ trọng của ngành chăn nuôi trongtổng giá trị sản xuất nông nghiệp lại cao hơn ngành trồng trọt (ở HoaKỳ, chăn nuôi chiếm 70%, ở Pháp hơn 50%, ở Anh trên 60%, ở Ai Lengần 90%). Ngược lại, ở các nước đang phát triển, qui mô dân số đông,gia tăng dân số còn cao, nguồn lương thực chưa đủ cung cấp cho conngười, nên chăn nuôi kém phát triển.Ngoài ra, sự khác biệt về chất lượng của cơ sở thức ăn được thể hiện khárõ trong cơ cấu và phương hướng chăn nuôi. Các đồng cỏ khô cằn củaMông Cổ và Tây Á chủ yếu để chăn nuôi cừu, dê, lạc đà... Trong khi đó,các đồng cỏ tốt tươi ở nhiều nước châu Âu là vùng chuyên canh nuôi bòlấy thịt hoặc sữa.- Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ nhữngthành tựu về khoa học công nghệ. Ngành chăn nuôi trước kia dựa hoàntoàn vào nguồn thức ăn tự nhiên (đồng cỏ, bãi chăn thả...), rồi dần dầnchuyển sang phụ phẩm của ngành trồng trọt và hiện nay chủ yếu lànguồn thức ăn chế biến bằng phương pháp công nghiệp. Ngay cả cácđồng cỏ tự nhiên ngày nay cũng đã được cải tạo. Các đồng cỏ trồng vớinhiều giống mới cho năng suất và chất lượng cao ngày càng trở nên phổbiến.- Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi vềhình thức (từ chăn nuôi chăn thả, sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồichuồng trại đến chăn nuôi công nghiệp) và theo chuyên môn hoá (thịt,sữa, len, trứng...).Chăn nuôi bao gồm ba ngành chính: chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò,ngựa), chăn nuôi gia súc nhỏ (lợn, cừu, dê) và chăn nuôi gia cầm (gà,vịt, ngan, ngỗng...).2.1.Chăn nuôi gia súc lớnTrâu, bò là các loại gia súc lớn được nuôi phổ biến để lấy thịt, sữa, da vàcác sản phẩm khác. Ở các nước đang phát triển, trâu bò là nguồn sức kéochủ yếu trong nông nghiệp. Thịt trâu, bò (chủ yếu là bò) chiếm 40% sảnlượng thịt toàn của thế giới.- Chăn nuôi bò+ Chăn nuôi bò chiếm vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi. Các giốngbò trên thế giới hiện nay được thuần hóa từ bò rừng khoảng 8.000 - 7000năm trước Công nguyên. Lúc đầu bò được thuần hóa và nuôi dưỡng ởẤn Độ, rồi lan sang Nam Á, Địa Trung Hải và Trung Âu, về sau pháttriển rộng rãi hầu khắp châu Âu, châu Á và Cchâu Phi. Bò cung cấp sữavà thịt có chất lượng cao, là thức ăn hàng ngày đối với người Âu- Mỹ.+ Trước đây, bò chỉ được nuôi theo kiểu chăn thả trên các thảo nguyêncủa các miền ôn đới ở Nam Mỹ, Bắc Âu (Achentina, Braxin, Anh, Đức,Pháp...). Ngày nay, bò được nuôi chủ yếu theo phương pháp côngnghiệp (nhốt trong chuồng trại, cho ăn cỏ khô và thức ăn tổng hợp).Ngày nay trên thế giới, chăn nuôi bò được chuyên môn hoá theo bahướng: lấy thịt, lấy sữa và lấy cả thịt lẫn sữa.• Bò thịt được nuôi chăn thả trên các đồng cỏ tươi tốt. Đàn bò được nuôitập trung đến 1 năm tuổi trên các cánh đồng cỏ, sau đó được chuyển vềnuôi vỗ béo trong các chuồng trại ở gần thành phố với thức ăn tổng hợp.Trọng lượng bình quân đạt hơn 200 kg/con, cao nhất ở CH Ai Len(340kg/con). Bò thịt được nuôi nhiều ở các bang phía Tây và vùng đồngcỏ preri ở Hoa Kỳ, đồng cỏ pampa ở Achentina, ở Đông Nam Braxin,Mêhicô, Nga, Anh, Pháp... Trung Quốc và Ấn Độ cũng nuôi nhiều bò,nhưng theo phương pháp chăn thả là chính. Chất lượng thịt không ngonbằng các nước Âu- Mỹ.• Bò sữa cung cấp sữa, chất bổ dưỡng tổng hợp rất quan trọng cho trẻ sơsinh, người già, thanh thiếu niên đang trưởng thành, phụ nữ có thai,người bệnh... Hiện nay công nghệ chế biến sữa rất hiện đại. Nhiều sảnphẩm được làm ra từ sữa bò như sữa hộp, sữa bột, sữa chua, váng sữa,pho mát, smêtana...Bò sữa được nuôi chủ yếu trong các chuồng trại ở vùng đồng bằng hay ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: