Bài viết "Dịch câu bị động trong phiên dịch hội thảo khoa học: Điển cứu từ trung tâm hội thảo quốc tế ICISE" trình bày kết quả nghiên cứu về cách thức dịch câu bị động từ tiếng Anh sang tiếng Việt nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho dịch thuật Anh-Việt, cụ thể là giúp các sinh viên ngành biên-phiên dịch thực hiện tốt hơn công việc của mình. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là các kĩ thuật định tính thông dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dịch câu bị động trong phiên dịch hội thảo khoa học: Điển cứu từ trung tâm hội thảo quốc tế ICISE44 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 9(289)-2019NGOẠI NGỮ VỚI BẢN NGỮ DỊCH CÂU BỊ ĐỘNG TRONG PHIÊN DỊCH HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐIỂN CỨU TỪ TRUNG TÂM HỘI THẢO QUỐC TẾ ICISE NGUYỄN QUANG NGOẠN* - ĐẶNG TRỊNH TRƯỜNG GIANG** TÓM TẮT: Dịch thuật nói chung và phiên dịch nói riêng đang ngày càng trở nên phổ biến trongxu hướng hội nhập và quốc tế hóa. Vì tiếng Anh và tiếng Việt có hệ thống ngữ pháp và cấu trúc khácnhau nên việc dịch thuật cho hai ngôn ngữ này gặp nhiều trở ngại. Bài viết này trình bày kết quảnghiên cứu về cách thức dịch câu bị động từ tiếng Anh sang tiếng Việt nhằm mục đích tạo điều kiệnthuận lợi cho dịch thuật Anh-Việt, cụ thể là giúp các sinh viên ngành biên-phiên dịch viên thực hiệntốt hơn công việc của mình. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là các kĩ thuật định tínhthông dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp dịch câu bị động có tỉ lệ câu dịch tốt cao nhấtlà sử dụng cấu trúc tương đương với câu bị động và sử dụng cấu trúc tương đương với câu chủ độngtrong tiếng Anh. TỪ KHÓA: phương pháp dịch; phiên dịch; biên-phiên dịch; phiên dịch hội thảo; câu bị động. NHẬN BÀI: 16/7/2019. BIÊN TẬP-CHỈNH SỬA-DUYỆT ĐĂNG: 23/9/2019 1. Đặt vấn đề Dịch thuật từ lâu đã trở thành một ngành học phổ biến. Tại Việt Nam, với số lượng sự kiện quốctế ngày càng tăng với sự tham gia của những người từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới đến cáchội thảo khoa học, hội nghị kinh doanh hoặc chỉ đơn giản là các buổi gặp gỡ người hâm mộ củanhững ca sĩ, cầu thủ nổi tiếng trên thế giới, v.v. nhu cầu dịch thuật, đặc biệt là phiên dịch, đã và đangngày càng tăng. Mặc dù nhìn chung dịch thuật đã được biết đến từ lâu nhờ nghiên cứu từ các học giả(ví dụ như Cicero, Quintillian, thế kỉ 1 trước Công nguyên), nhưng chỉ đến nửa sau thế kỉ 20 nghiêncứu dịch thuật mới được đặc biệt quan tâm (Russell, 2005). Rõ ràng, nghiên cứu dịch thuật là mộtvấn đề lớn bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó có phương pháp dịch cho từng loại câu cụ thể từ ngônngữ này sang ngôn ngữ khác. Hiện tại, chúng tôi chỉ mới tiếp cận được vài nghiên cứu về cách dịchtừng loại câu cụ thể (Khalil, 1993; Sultan, 2011; Farrokh, 2011) và chưa tiếp cận đuọc một nghiêncứu nào về cách dịch câu bị động từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Do đó, trong bài viết này, chúng tôitìm hiểu phương pháp phổ biến và hiệu quả để dịch câu bị động; từ kết quả phân tích được, chúng tôisẽ tổng hợp và đưa ra một vài đề xuất cho việc dịch câu bị động trở nên hiệu quả hơn. 2. Cơ sở lí thuyết 2.1. Bối cảnh đào tạo biên phiên dịch tại Việt Nam Tại Việt Nam, việc đào tạo biên phiên dịch trước những năm 90 của thế kỉ 20 diễn ra nhỏ lẻ vớicơ sở khoa học thấp. Sang thế kỉ 21, một số trường đại học trong nước mới bắt đầu đưa đào tạo biênphiên dịch vào chương trình đào tạo chính quy. Tuy nhiên, chương trình đào tạo biên phiên dịchtrong giai đoạn này chủ yếu lấy đào tạo ngoại ngữ làm cốt lõi với một hai học kì cuối tập trung vàođào tạo kĩ năng biên phiên dịch. Cho đến nay, dù các chương trình đào tạo biên phiên dịch tại ViệtNam đã được cải thiện đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn là tập trung về đào tạo ngoại ngữ với một sốhọc kì cuối tập trung vào lí luận và kĩ năng biên phiên dịch. Các chương trình đào tạo này mới chỉdừng lại ở cấp cử nhân và chưa có một hệ thống đánh giá chính thức nào về chất lượng đào tạo củachúng (Lê Hùng Tiến, 2017). Theo tác giả này, đào tạo biên phiên dịch chuyên nghiệp tại Việt Nam đang gặp nhiều thách thức.Ngoài ba thách thức chung của thế giới là về phương pháp sư phạm, thiết kế chương trình và cácnghiên cứu lí luận hỗ trợ, đào tạo biên phiên dịch tại Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại khác. Tồn tạithứ nhất là các chương trình đào tạo biên phiên dịch hiện nay vẫn còn thiếu vắng một cơ sở lí luậndẫn đường vừa dựa trên lí luận quốc tế vừa căn cứ vào bối cảnh của xã hội Việt Nam. Việc tìm ra* PGS. TS; Trường Đại học Quy Nhơn; Email: nguyenquangngoan@qnu.edu.vn** Trường Đại học Quy Nhơn; Email: truonggiang909075@gmail.comSố 9(289)-2019 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 45một cơ sở lí luận phù hợp là vô cùng thiết yếu trong việc xây dựng chương trình, phát triển tài liệugiảng dạy, phương pháp dạy và các vấn đề liên quan. Tồn tại thứ hai là lực lượng giáo viên dịch thuậtchưa được đào tạo bài bản theo đúng với mục tiêu là đào tạo biên phiên dịch. Hầu hết các giáo viêndịch thuật tại Việt Nam được đào tạo theo chương trình giống hoàn toàn với chương trình đào tạogiáo viên dạy ngoại ngữ, dẫn đến sự thiếu hụt về kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong ngành.Trong khi đó, giới biên phiên dịch chuyên nghiệp thường không có đủ kiến thức lí luận và nghiệp vụsư phạm cần thiết cho việc giảng dạy. Do vậy, một yêu cầu cấp thiết nữa ...