Danh mục

Điều khoản giá cả quyết định hành vi tiêu dùng đối với ngành bán lẻ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 556.15 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở quy định pháp luật, thông qua phương pháp thu thập thông tin và quan sát gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, bài viết phản ánh thực trạng liên quan đến giá cả hàng hóa giữa các loại hình bán lẻ. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp tương thích hướng đến hành vi tiêu dùng trong bối cảnh thời đại số. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều khoản giá cả quyết định hành vi tiêu dùng đối với ngành bán lẻ MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI ĐIỀU KHOẢN GIÁ CẢ QUYẾT ĐỊNH HÀNH VI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI NGÀNH BÁN LẺ Nguyễn Minh Diễm Quỳnh1 Tóm tắt Giá cả là điều khoản chủ yếu của hợp đồng dân sự mang tính quyết định đối với bên mua.Đây là mục tiêu quan trọng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của con người. Trên cơ sở quy địnhpháp luật, thông qua phương pháp thu thập thông tin và quan sát gắn kết giữa lý luận và thực tiễn,bài viết phản ánh thực trạng liên quan đến giá cả hàng hóa giữa các loại hình bán lẻ. Từ đó, tác giảđề xuất một số giải pháp tương thích hướng đến hành vi tiêu dùng trong bối cảnh thời đại số. Từ khóa: giá cả hàng hóa; khách hàng; ngành bán lẻ GIỚI THIỆU Đặc trưng của quan hệ pháp luật dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên. Trước bối cảnh cạnhtranh giữa các đơn vị kinh doanh trong ngành bán lẻ thì sự lựa chọn của bên mua vẫn lệ thuộc vàogiá cả. Bên cạnh các điều khoản cơ bản và tùy nghi của hợp đồng mua bán hàng hóa thì giá cả luônđược sự quan tâm của bên mua dựa vào thói quen, khả năng, sự phù hợp về điều kiện kinh tế cùngtâm lý chấp nhận của khách hàng. Trong giai đoạn bình thường mới, trước biến đổi nhiều mặt củanền kinh tế- xã hội sau đại dịch Covid-19 thì giá cả là yếu tố then chốt mang tính quyết định đối vớibên mua trong giao lưu dân sự. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1.Quy định của pháp luật về giao dịch dân sự trong ngành bán lẻ Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 quy định tại Điều 430 về “địa vị pháp lý, chuẩn mực pháplý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân,pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản vàtự chịu trách nhiệm. (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự). Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏathuận giữa các bên.Theo đó, bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiềncho bên bán.” Điều 433 BLDS cũng ghi nhận: “Giá cả và phương thức thanh toán. Giá, phương thức thanhtoán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của bên bán.Trường hợppháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp không cóthỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theogiá thị trường. Phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giaokết hợp đồng”. Ngoài ra, theo Điều 398 của BLDS thì “Các bên trong hợp đồng có quyền thỏathuận về đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phuơng thức thanh toán; thời hạn, địađiểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợpđồng; phương thức giải quyết tranh chấp”. (Quốc hội, 2015) Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cũng quy định “Người tiêu dùng là người1 Giảng viên. Trường Đại học An Giang - ĐHQG. HCM. ĐT: 091.3978420, Email: nmdquynh@agu.edu.vn 120 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐmua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.Quyền lợi của người tiêu dùng phải được thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.Người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; đượccung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa,dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.” (Quốc hội, 2010) Nghị định số 09/2018/NĐ- CP quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoạithương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóacủa nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: “Bánlẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêudùng. Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ. Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhấtlà cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế cóvốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ítnhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam. Cửa hàngtiện lợi là cơ sở bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng nhanh, bao gồm: thực phẩm, đồ uống, dược phẩmkhông kê đơn, thực phẩm chức năng và các sản phẩm bổ sung sức khỏe, hóa mỹ phẩm và các sảnphẩm khác phục vụ tiêu dùng hàng ngày. Siêu thị mini là cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500 m2 vàthuộc loại hình siêu thị tổng hợp theo quy định pháp luật. Trung tâm thương mại là địa điểm baogồm nhiều cơ sở bán lẻ và cung cấp dịch vụ được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một sốcông trình kiến trúc liền kề”. Trong khi đó, giá cả với tư cách là “một phạm trù kinh tế khách quan, là một chỉ tiêu kinh tếhiện hữu trong đời sống kinh tế xã hội, biểu hiện giá trị sử dụng của hàng hóa. Dưới giác độ củangười mua thì giá cả là tổng số tiền phải chi ra để có được quyền sở hữu và quyền sử dụng mộtlượng hàng hóa nhất định. Đối với người bán, giá cả là tổng số tiền thu được khi tiêu thụ một lượnghàng hóa nhất định. Đặc trưng của giá cả là phản ánh mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người muavà người bán; biểu hiện sự thừa nhận của thị trường về hàng hóa thông qua quyết định của ngườimua”. (Học viện Tài chính, 2016). 2.1.2. Mục tiêu bán lẻ trong chương trình phát triển thương mại Quyết định số 1163/ QĐ- TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: