Danh mục

Điều trị phẫu thuật trật khớp háng bẩm sinh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 260.54 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của bài viết trình bày về kết quả của đường mổ trong và đường mổ trước ngoài trong phẫu thuật điều trị trật khớp háng bẩm sinh và đánh giá bước đầu nguy cơ hoại tử chỏm xương đùi của hai nhóm. Kết quả cho thấy, điều trị phẫu thuật đường mổ trong không có nguy cơ hoại tử chỏm xương đùi và tái phát hơn so với phẫu thuật đường mổ trước ngoài, góc ổ cối sau phẫu thuật cũng tương tự ở cả hai nhóm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều trị phẫu thuật trật khớp háng bẩm sinh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TRẬT KHỚP HÁNG BẨM SINH Ngô Hồng Phúc*, Lê Phước Tân*, Trương Anh Mậu* TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh kết quả của đường mổ trong so với đường mổ trước ngoài trong phẫu thuật điều trị trật khớp háng bẩm sinh và đánh giá bước đầu nguy cơ hoại tử chỏm xương đùi của hai nhóm. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 16 trường hợp mổ đường trong và 34 trường hợp mổ đường trước ngoài trong điều trị trật khớp háng bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/01/2010 đến 30/06/2014. Kết quả: Tuổi trung bình phẫu thuật đường trong là 13 tháng và phẫu thuật đường trước ngoài là 28 tháng. Thời gian theo dõi trung bình là 37 tháng. Hoại tử chỏm xương đùi đối với nhóm phẫu thuật đường trong 2/16 ca chiếm 12,5% và nhóm phẫu thuật đường trước ngoài 4/34 ca chiếm 11,8% với p=0,94. Góc ổ cối cải thiện trung bình đối với nhóm phẫu thuật đường trong là 13,9° và nhóm phẫu thuật đường trước ngoài là 12,7˚ với p=0,27. Góc CE sau phẫu thuật không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm p=0,79. Kết luận: Điều trị phẫu thuật đường mổ trong không có nguy cơ hoại tử chỏm xương đùi và tái phát hơn so với phẫu thuật đường mổ trước ngoài, góc ổ cối sau phẫu thuật cũng tương tự ở cả hai nhóm. Từ khóa: Trật khớp háng, đường mổ trong, đường mổ trước ngoài. ABSTRACT EVALUATION OF THE RESULTS OF OPERATIVE TREATMENT OF HIP DYSPLASIA IN CHILDREN Ngo Hong Phuc, Le Phuoc Tan, Truong Anh Mau * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 64 - 68 Objectives: The aim of this study we compared the results of medial (MAOR) and anterior (AAOR) approaches for open reduction of developmental hip dysplasia, primarily for the risk of osteonecrosis. Methods: Data were gathered prospectively for protocols involving the medial approach 16 hips and the anterolateral approach 34 hips in children who were opened reduction of developmental hip dysplasia in Children’s Hospital 2 form 01/01/2010 to 30/06/2014. Results: The mean age of the children at the time of surgery was 13 months for the medial approach group and 28 months for the anterolateral group, and the combined mean follow-up was 37 months . Osteonecrosis of the femoral head was evident or asphericity predicted in two of 16 hips (12.5%) in the medial approach group and four of 34 (11.8%) in the anterolateral group (p = 0.94). The mean improvement in AI was 13.9° and 12.7°, respectively (p = 0.18). There was no significant difference in CEA values of affected hips between the two groups p=0.79. Conclusions: Children treated using an early medial approach did not have a higher risk of developing osteonecrosis and further corrective surgery at early to mid-term follow-up than those treated using a delayed anterolateral approach.The rates of acetabular remodelling were similar for both protocols. Keywords: Developmental hip dysplasia, medial approach, anterolateral approach. không loạn sản ổ cối(20,1). Chiếm tỉ lệ khoảng ĐẶT VẤN ĐỀ Trật khớp háng bẩm sinh là sự di chuyển của chỏm xương đùi ra khỏi ổ cối, có hoặc 1/1000 trẻ sinh sống(19,18), 80% trường hợp gặp ở bé gái(30), thường gặp bên trái(11), có liên quan yếu *Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tác giả liên lạc: Bs Ngô Hồng Phúc, 64 ĐT: 0909289204, Email: ngohongphuc86@yahoo.com.vn Chuyên Đề Ngoại Nhi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 tố gia đình(8). Nghiên cứu Y học thương bó mạch mũ đùi trong đối với đường mổ trong, ngược lại một số nghiên cứu không ghi nhận (16,26,31,17). Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát kết quả điều trị, biến chứng hoại tử chỏm xương đùi sau phẫu thuật trật khớp háng bẩm sinh ở bệnh viện Nhi Đồng 2. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát góc chỉ số ổ cối trước và sau phẫu thuật. Khảo sát góc cạnh ngoài ổ cối với nhân trung tâm chỏm xương đùi trước và sau phẫu thuật. Đánh giá tỉ lệ tái phát sau mổ. Hình 1: Trật khớp háng trái. Phân loại trật khớp háng theo Tonnis(25). Độ 1: Trung tâm cốt hóa đầu xương đùi nằm trong đường Perkin. Độ 2: Trung tâm cốt hóa đầu xương đùi nằm ngoài đường Perkin, dưới bờ trên ổ cối. Độ 3: Trung tâm cốt hóa đầu xương đùi nằm ngang bờ trên ổ cối. Độ 4: Trung tâm cốt hóa đầu xương đùi nằm trên bờ trên ổ cối. Hiện nay phương pháp điều trị dựa theo lứa tuổi. 1-6 tháng: Nẹp Pavnik. 6-18 tháng: Nắn kín bó bột hoặc mổ nắn trật theo đường mổ bên trong (phẫu thuật Ludloff). >18 tháng – 6 tuổi: mổ nắn trật theo đường mổ trước ngoài, cắt ngắn xương đùi và xoay trong cổ xương đùi, hạ mái ổ cối (phẫu thuật Salter). Đối với đường mổ bên trong ít cắt mô, không ảnh hưởng đến mào chậu, mất ít máu và sẹo thẩm mỹ hơn, có thể bộc lộ các cấu trúc ngăn cản nắn chỉnh nhưng không thuận lợi khâu bao khớp nên hiệu quả nắn chỉnh không tốt bằng đường mổ trước ngoài. Một số nghiên cứu ghi nhận nguy cơ hoại tử chỏm xương đùi và ngưng phát triển sụn tiếp hợp đầu xương đùi do tổn Chuyên Đề Ngoại Nhi Đánh giá hoại tử chỏm xương đùi theo phân ...

Tài liệu được xem nhiều: