Danh mục

Điều trị SuyTim Mất Bù cấp tính bằng Lợi Tiểu tác dụng trên Quai Henlé

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 89.31 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lợi tiểu tác dụng trên quai Henlé mà tiêu biểu là furosemide đã được dùng từ nhiều năm để điều trị suy tim mất bù cấp tính tuy nhiên liều lượng và cách thực hiện tùy thuộc vào kinh nghiệm của thầy thuốc. Ở người bình thường tác dụng lợi tiểu bắt đầu với liều nhỏ 10 mg furosemide, tăng đến tối đa ở liều 40 mg truyền tĩnh mạch, vượt quá liều này không tăng tác dụng lợi tiểu mà lại tăng tác dụng phụ. Theo một nghiên cứu, truyền tĩnh mạch liên tục làm cho bệnh nhân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều trị SuyTim Mất Bù cấp tính bằng Lợi Tiểu tác dụng trên Quai Henlé Điều trị SuyTim Mất Bù cấp tính bằng Lợi Tiểu tác dụng trên Quai Henlé Lợi tiểu tác dụng trên quai Henlé mà tiêu biểu là furosemide đã đượcdùng từ nhiều năm để điều trị suy tim mất bù cấp tính tuy nhiên liều lượngvà cách thực hiện tùy thuộc vào kinh nghiệm của thầy thuốc. Ở người bìnhthường tác dụng lợi tiểu bắt đầu với liều nhỏ 10 mg furosemide, tăng đến tốiđa ở liều 40 mg truyền tĩnh mạch, vượt quá liều này không tăng tác dụng lợitiểu mà lại tăng tác dụng phụ. Theo một nghiên cứu, truyền tĩnh mạch liên tục làm cho bệnh nhântiểu được nhiều hơn nhưng cũng chỉ thêm được 271 ml trong 24 giờ. Trongđiều trị suy tim cấp ta chọn đường tĩnh mạch và liều cao vì sự phù nề củaniêm mạc ruột và giảm tưới máu mô làm giảm sự hấp thu bằng đường tiêuhóa và giảm nồng độ thuốc ở thận. Nhiều người truyền tĩnh mạch để đạt hiệuquả tối ưu. Tuy nhiên cần xem xét hậu quả của việc điều trị lợi tiểu tích cựcvì lấy đi khỏi cơ thể một lượng dịch lớn làm giảm cung lượng tim lại giảmtưới máu mô, gây ra phản ứng của hệ thống rennin-angiotensin cũng như cácrối loạn về điện giải và giảm chức năng thận. Felker G.M. và csv báo cáo kết quả một nghiên cứu tiền cứu dựa trên308 bệnh nhân điều trị bằng furosemide liều cao so với liều thấp và bằngcách tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ so với truyền tĩnh mạch liên tục. Liều thấplà liều bệnh nhân uống trước khi nhập viện, liều cao bằng 2.5 lần liều uống.Kết quả chung cuộc của nghiên cứu là sự lượng giá của bệnh nhân về triệuchứng suy tim và sự thay đổi nồng độ creatinine trong huyết thanh sau 72giờ so với nồng độ trước khi điều trị. Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt giữa tiêm TM và truyềnTM trong sự cải thiện triệu chứng suy tim cũng như trong sự thay đổi củanồng độ creatinine. Bệnh nhân được điều trị bằng liều cao có khuynh hướnggiảm khó thở nhanh hơn và tiểu được nhiều hơn tuy có giảm chức năng thậnnhẹ và thoáng qua, không có ý nghĩa về thống kê. Kết quả chung không khácnhau về thời gian điều trị và số bệnh nhân ra viện. Các tác giả kết luận rằng trong điều trị suy tim mất bù bằng lợi tiểutác dụng trên quai Henlé, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khidùng liều cao so với liều thấp và bằng cách tiêm hay truyền tĩnh mạch. Qua nghiên cứu này ta nên điều trị suy tim mất bù cấp tính bằngfurosemide tiêm tĩnh mạch thay vì truyền liên tục và có thể dùng liều caogấp đôi liều uống trước nhập viện để giảm khó thở nhanh mà không giảmchức năng thận. Bác sĩ Nguyễn văn Đích

Tài liệu được xem nhiều: