Định giá thương hiệu VN - phải nhờ chuyên gia nước ngoài
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định giá thương hiệu VN - phải nhờ chuyên gia nước ngoài Định giá thương hiệu VN - phải nhờ chuyên gia nước ngoàiVới những doanh nghiệp khá thành công trên thương trường, thương hiệu có giá trị vô cùng lớnnhưng làm thế nào để định giá được nó lại rất khó khăn phức tạp. Hiện nay, các công ty lớn củaVN đang có xu hướng thuê chuyên gia nước ngoài đảm nhận công việc này.Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương VN (VCB) Nguyễn Hòa Bình, cho hay, ngânhàng đang rốt ráo đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, trong đó có phần việc quan trọng là tính toángiá trị tên tuổi VCB. Tôi nghĩ rằng khó có công ty trong nước nào đảm nhận được việc định giáthương hiệu nói riêng và xác định giá trị của VCB nói chung. Chúng tôi đã tính đến khả năng thuêtư vấn nước ngoài nhưng còn phải xin phép Bộ Tài chính cho nâng mức phí thuê định giá bởiquy định hiện tại chỉ cho phép chi tối đa 500 triệu đồng, ông Bình cho biết.Cuối năm ngoái, Công ty bảo hiểm TP HCM cũng phải mời 3 nhà tư vấn nước ngoài tham giađấu giá để chọn ra một đơn vị thích hợp nhất có thể tính toán giá trị mạng lưới đại lý rộng khắpcả nước, các khoản dự phòng, quỹ dự phòng lao động... để cổ phần hóa.Khá tự hào về thương hiệu cà phê Trung Nguyên, Giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ từ chối tiết lộgiá trị của nó, song ông cho rằng chỉ cần nhìn vào những thành công ở các vụ nhượng thươngquyền, con số đó cũng khá lớn. Năm 2001, chúng tôi đã dám trả 3 triệu USD cho một công ty tưvấn tại New Zealand để làm cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền chuyên nghiệp hơn, để lấylại nhãn hiệu ở Mỹ đã bị một Việt kiều đăng ký trước, công ty mất tới 2 triệu USD sau nhiều lầnthương thảo, vị giám đốc trẻ tuổi tâm sự. Ngoài đại lý nhượng quyền ở Tokyo, cà phê TrungNguyên đến nay đã xuất hiện ở Singapore, Bangkok, Campuchia, đang nhắm đến Thượng Hảivà những thành phố khác dọc theo bờ biển phía đông Trung Quốc cũng như Australia, Canada,Pháp, Mỹ.Theo ông Nguyễn Duy Thuận, Giám đốc công ty tư vấn BDS, nhận thức được vai trò quan trọngcủa thương hiệu, khá nhiều doanh nghiệp trong nước đã thuê tư vấn định giá. BDS đã định giácho 3 doanh nghiệp là Công ty TNHH kim hoàn Thanh Niên, Quảng cáo Trẻ và Du lịch ThanhNiên. Đây là những công ty còn rất trẻ nên giá trị thương hiệu cao nhất khoảng 300 triệu đồng,với những doanh nghiệp Nhà nước lớn giá trị thương hiệu của họ lên tới hàng chục tỷ, ôngThuận cho biết. Thông thường, giá trị một thương hiệu bằng khoảng 10% tổng chi phí như tiềnlương, quảng cáo… trong một năm. Chẳng hạn, tổng chi phí 8 tỷ thì thương hiệu trị giá khoảng800 triệu.Trên thế giới có nhiều cách định giá thương hiệu có thể dựa vào việc điều tra thăm dò ý kiến haytính toán hiệu quả việc chi tiêu cho quảng cáo. Interbrand - hãng tư vấn nhãn hiệu nổi tiếng củaMỹ lại xác định giá trị thương hiệu dựa trên khả năng đem lại lợi nhuận của nó trong tương lai.Trước tiên Interbrand chỉ ra doanh số bán của mỗi thương hiệu (có thể bao trùm cả công ty nhưtrường hợp của McDonalsoặc chỉ là một bộ phận như Malboro). Tiếp theo cùng với sự giúp đỡphân tích của các chuyên gia tài chính, hãng dự tính lợi nhuận thực của thương hiệu, sau đókhấu trừ một khoản cho chi phí sở hữu của các tài sản hữu hình như bằng sáng chế, danh sáchkhách hàng... Bước tiếp theo là sàng lọc những lợi nhuận được tạo ra do giá trị thương hiệu vớinhững lợi nhuận được tạo ra từ các yếu tố vô hình khác. Ví dụ, liệu người ta mua xăng dầu củaShell là do thương hiệu của nó hay do những trạm nhiên liệu của nó được đặt ở những nơi thuậntiện. Bước cuối cùng là phân tích sức mạnh của một thương hiệu để chỉ ra rủi ro trong việc thuđược lợi nhuận trong tương lai như thế nào. Để tính toán được sức mạnh của một thương hiệu,Interbrand xem xét đến các yếu tố bao gồm thương hiệu dẫn đầu thị trường, độ ổn định, khảnăng xâm nhập các vùng địa lý và văn hóa...Hằng năm, Interbrand đều đưa ra bảng xếp hạng giá trị 100 thương hiệu mạnh nhất thế giới,trong đó có những tên tuổi như Coca Cola trị giá tới 70 triệu USD, Microsoft gần 50 triệu USD...Bảng xếp hạng trên là cơ sở để nhiều hãng đàm phán sáp nhập hay nhượng quyền.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh doanh quản trị kinh doanh quản trị doanh nghiệp quản trị marketing nghiên cứu marketingTài liệu cùng danh mục:
-
6 trang 950 16 0
-
37 trang 661 11 0
-
6 trang 391 0 0
-
Bài giảng Quản trị bán hàng (2020): Phần 1
69 trang 322 2 0 -
Bài giảng Hành vi khách hàng - TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
87 trang 267 1 0 -
Lecture Principles of Marketing - Chapter 14
36 trang 265 0 0 -
Lecture Principles of Marketing: Chapter 6
25 trang 249 1 0 -
Bài giảng Truyền thông marketing – TS. Nguyễn Thượng Thái
151 trang 248 1 0 -
4 trang 237 0 0
-
Lecture Principles of Marketing: Chapter 10
28 trang 233 0 0
Tài liệu mới:
-
Bài giảng học phần Địa chất công trình - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
77 trang 0 0 0 -
142 trang 0 0 0
-
Bài giảng học phần Công nghệ gia công cơ 4 – Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
64 trang 0 0 0 -
Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa máy công nghiệp - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
70 trang 0 0 0 -
Bài giảng Công nghệ chế tạo phụ tùng - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
123 trang 1 0 0 -
Bài giảng học phần Hệ thống điều khiển tự động trên ô tô - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
195 trang 0 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật ô tô chuyên dùng - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
159 trang 1 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật ô tô điện và ô tô lai - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
165 trang 1 0 0 -
Bài giảng Tính toán thiết kế ô tô - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
153 trang 1 0 0 -
Bài kiểm tra chất lượng kiến thức hội nhập văn hóa dành cho cán bộ mới
4 trang 1 0 0