Danh mục

Định hướng CDIO - Thiết kế và phát triển sản phẩm: Phần 2

Số trang: 101      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.37 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách Thiết kế và phát triển sản phẩm theo định hướng CDIO gồm có 9 chương, cụ thể như sau: Về thiết kế & phát triển sản phẩm; lập kế hoạch phát triển sản phẩm; xác định nhu cầu khách hàng; xác định yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm; xác định yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng CDIO - Thiết kế và phát triển sản phẩm: Phần 2 Chương 6: TẠO MẪU6.1. Mục tiêu - Người học trình bày được khái niệm mẫu, các bước để khởi tạo mẫu. - Người học trình bày được vai trò và ý nghĩa của từng bước trongquy trình khởi tạo mẫu. - Người học có ý thức làm việc theo đúng quy trình. - Người học thiết kế và thực hành được quy trình khởi tạo mẫu. - Người học có ý thức làm việc có kế hoạch, phối hợp với thànhviên khác.6.2. Nội dung6.2.1. Giới thiệu Tới đây chúng ta đã đi được gần 50% của quá trình, giống nhưcác bước khác là xác định nhu cầu của khách hàng hay thiết lập yêu cầukỹ thuật thì thiết lập mẫu cũng là một mắt xích mà thiếu nó thì khôngcó bước tiếp theo, lựa chọn mẫu. Việc thực hiện không có đầu tư, thiếuquan tâm, qua loa thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả của bước lựa chọn mẫu,điều này cũng có nghĩa kết quả không đạt yêu cầu và nhóm phải thựchiện lại quy trình - bắt đầu từ bước xác định yêu cầu kỹ thuật cho sảnphẩm. Thiết lập mẫu là bước, hiện thực hóa các yêu cầu kỹ thuật mục tiêulà kết quả của chương trước, đưa ra các mẫu sản phẩm để tiến hành chọnmẫu trong chương tiếp theo, bản chất của thiết lập mẫu là đi trả lời nhữngcâu hỏi sau: - Giải pháp nào mang lại thành công cho mẫu của nhóm? - Những mẫu mới có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng vàcác đặc điểm kỹ thuật được đưa ra? - Phương pháp nào giúp cho tiến trình thiết lập mẫu dễ dàng hơn?100 Bước đầu tiên trong việc khai triển một vấn đề, đó là trình bày nódưới dạng một khối đơn, mô tả về liên kết cơ khí, năng lượng sử dụng vàtín hiệu điều khiển. Bước thứ hai phân chia khối đơn hành các khối nhỏhơn, để mô tả cụ thể những yếu tố của sản phẩm. * Lưu ý: Không có một cách chính xác nào để tạo ra sơ đồ khối chosản phẩm. Có thể vẽ nháp trên giấy rồi tinh chỉnh thành một sơ đồ đơn giảnmà nhóm cảm thấy hài lòng. Khai triển vấn đề là cách phân chia vấn đề thành những vấn đề đơngiản hơn để dễ dàng giải quyết. Khi việc khai triển vấn đề hoàn thành,nhóm phát triển chọn ra những vấn đề đơn giản nhưng lại quan trọng chosự thành công của sản phẩm. Có 2 cách tiếp cận: Khai triển theo trình tự sửdụng, khai triển theo nhu cầu chính của khách hàng.Tập trung vào những vấn đề đơn giản mà quan trọng Mục đích chính của bước này chúng ta sẽ dựa vào bảng đặc tính kỹthuật mà chúng ta đã đưa ra ở cuối chương trước, dựa trên các kiến thức vềhệ thống, thiết kế, chế tạo, mỹ thuật, vật liệu, năng lượng,… để đưa ra cácvấn đề và đề xuất hướng giải quyết. Các vấn đề có thể là các mảnh ghép, khi kết hợp với các mảnh ghépkhác để tạo nên sản phẩm hay nói cách khác các vấn đề được đưa ra ởchính là sự mô tả về các thành phần cấu tạo cơ bản của một sản phẩm. Sảnphẩm tạo thành sẽ phụ thuộc vào việc giải quyết vấn đề ở bước 2 và bước3 mà chúng ta sẽ tìm hiểu. * Lưu ý: Các mảnh ghép có thể là các giải pháp của cùng một vấnđề, đó là các thông số như: hình dáng, màu sắc, năng lượng, nguyên lý hoạtđộng, vật liệu,… Ví dụ: Dự án thiết kế ghế ngồi dễ di chuyển trong phòng. Một trong những vấn đề cơ bản: Ghế có mấy chân để đáp ứng yêucầu dễ di chuyển? Sau khi giải quyết vấn đề, đưa ra các phương án sau: - Ghế có 3 chân, mỗi chân có 3 bánh xoay tự do. - Ghế có 4 chân mỗi chân có 1 bánh xoay tự do. - Ghế có 1 trụ chính và có 5 chân nhỏ mỗi chân có 1 bánh xoaytự do.102 Sơ đồ 6.2: Dự án thiết kế ghế ngồi dễ di chuyển trong phòng Nhiệm vụ của nhóm là cần xác định được vấn đề “Ghế có mấychân?”. Để dễ tiếp thu, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các phương án giải quyếtcác vấn đề, chính là các mảnh trong bước 3.Bước 2: Khảo sát từ nguồn bên ngoài Khảo sát từ những nguồn bên ngoài, các sản phẩm tương tự, hoặctham khảo các sản phẩm có cấu tạo hay có cơ cấu tương tự, nhằm tìm kiếmnhững giải pháp cho những khó khăn và những vấn đề đơn giản được xácđịnh ở bước 1. Việc làm này sẽ giúp nhóm hạn chế được các sai sót do thiếu kinh ng-hiệm, giúp cập nhật những giải pháp, cách thức, công nghệ mới nhanh hơnvà tiết kiệm chi phí trong việc tìm kiếm và phát triển những giải pháp mới. Đối tượng được khảo sát là người sử dụng, các chuyên gia và các sảnphẩm liên quan.Bước 3: Khảo sát từ nguồn bên trong Nguồn bên trong chính là sự hiểu biết, sự sáng tạo của các thànhviên trong nhóm để tìm ra các giải pháp cho các mẫu. Bước này sẽ dựa vàonhững thông tin thu nhận được từ Bước 2 để làm sáng tỏ các vấn đề ở bước1 và bổ sung các vấn đề còn thiếu. Kết quả của bước này là những mảnh ghép để đưa vào bảng kết hợp,tiến hành tạo mẫu trong bước 4. * Lưu ý: Việc làm sáng tỏ vấn đề cũng chính là đưa ra các giải phápcho mẫu cần đảm bảo tính logic, thực tế, khả thi. 103 Những phương pháp giúp tìm kiếm ý tưởng từ nguồn bên trong cóh ...

Tài liệu được xem nhiều: