Danh mục

Định hướng hiện thực hóa xã hội siêu thông minh của Nhật Bản

Số trang: 49      Loại file: pdf      Dung lượng: 968.19 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (49 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của tổng luận trình bày về thúc đẩy và hệ thống hóa nghiên cứu và phát triển hỗ trợ xã hội siêu thông minh; các kỹ thuật tạo ra khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong xã hội siêu thông minh; phát triển và duy trì nguồn nhân lực tham gia vào xã hội siêu thông minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng hiện thực hóa xã hội siêu thông minh của Nhật Bản ĐỊNH HƯỚNG HIỆN THỰC HÓA XÃ HỘI SIÊU THÔNG MINH CỦA NHẬT BẢN MỤC LỤC Giới thiệu ..................................................................................................................... 1 1. Thúc đẩy và Hệ thống hóa NC&PT hỗ trợ xã hội siêu thông minh ................... 2 1.1. Quá trình phát triển của những công nghệ lõi cho một xã hội siêu thông minh. ................................................................................. 3 1.2. Điểm mạnh và yếu của Nhật Bản ................................................................ 11 1.3. Những nỗ lực để hướng tới hiện thực hóa một xã hội siêu thông minh......... 15 2. Các kỹ thuật tạo ra khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong xã hội siêu thông minh ......................................................................................... 20 2.1. Xã hội siêu thông minh xã hội và đổi mới sáng tạo mở ................................ 20 2.2. Cải tiến hệ thống hướng tới hiện thực hóa một siêu thông minh xã hội ........ 24 2.3. Chuyển đổi mô hình trong nghiên cứu khoa học .......................................... 31 3. Phát triển và duy trì nguồn nhân lực tham gia vào xã hội siêu thông minh ... 36 3.1. Nguồn nhân lực cần thiết để hiện thực hóa một xã hội siêu thông minh ....... 37 3.2. Bồi dưỡng phẩm chất và kỹ năng cần thiết để tồn tại trong một xã hội siêu thông minh ................................................................................................. 42 Kết luận ..................................................................................................................... 47 Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 48 0 GIỚI THIỆU Nhật Bản muốn trở thành nước đầu tiên trên thế giới hiện thực hóa được một xã hội siêu thông minh. Trong Kế hoạch cơ bản Khoa học và Công nghệ lần thứ 5 của Nhật bản, một xã hội hội tụ không gian ảo và không gian thực đã dẫn đến việc tạo ra các ngành công nghiệp hoàn toàn mới và dịch vụ được gọi là một xã hội siêu thông minh. Theo đó, xã hội siêu thông minh là được xác định là 'một xã hội có khả năng cung cấp hàng hoá và dịch vụ cần thiết cho những người cần chúng vào đúng thời điểm và đúng số lượng; một xã hội có khả năng đáp ứng chính xác đến nhiều nhu cầu xã hội; một xã hội mà trong đó tất cả người dân có thể dễ dàng có được các dịch vụ chất lượng cao, vượt qua sự khác biệt về tuổi tác, giới tính, vùng và ngôn ngữ, và sống một cách tích cực và thoải mái.' Để hiện thực hóa một siêu xã hội thông minh, Nhật Bản sẽ tập trung vào 3 hướng nỗ lực chính trong tương lai, bao gồm nghiên cứu và phát triển, cải thiện môi trường và phát triển nguồn nhân lực. Chuyên đề này tập trung vào những vấn đề các định hướng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Nhật Bản trong xã hội siêu thông minh Để giúp bạn đọc nhận biết thêm quá trình xây dựng xã hội tương lai mà Nhật Bản đang hướng tới, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia biên soạn tổng luận 'Định hướng hiện thực hóa một siêu xã hội thông minh của Nhật Bản'. Các tài liệu được sử dụng trong Tổng luận là những định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của Nhật Bản và những nghiên cứu của các tổ chức của chính phủ Nhật Bản và những tổ chức quốc tế. Xin trân trọng giới thiệu. CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA . 1 CÁC CHỮ VIẾT TẮT AI - Trí tuệ nhân tạo AIP - Dự án nền tảng trí tuệ tích hợp tiên tiến (Advanced Integrated Intelligence) CNTT - Công nghệ thông tin IoT - Internet vạn vật JST - Cục Khoa học và công nghệ Nhật Bản KH&CN - Khoa học và công nghệ METI - Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp MEXT - Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản MIC - Bộ Thông tin và truyền thông NC&PT - Nghiên cứu và phát triển NII - Viện Tin học Quốc gia NSF - Quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ UAV - Phương tiện bay không người lái 2 1. THÚC ĐẨY VÀ HỆ THỐNG HÓA NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HỖ TRỢ XÃ HỘI SIÊU THÔNG MINH 1.1. Quá trình phát triển của những công nghệ lõi cho một xã hội siêu thông minh. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông, không gian mạng đã được tích hợp nhanh chóng với không gian thực. Những đổi mới trong khoa học và công nghệ nào đã giúp chúng ta đạt được những thành tựu tại thời điểm này? Câu trả lời là số lượng lớn các sáng kiến khoa học và công nghệ, mỗi sáng kiến đều được phát triển có sự liên hệ với nhau. Nhìn lại lịch sử của sự phát triển sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn toàn cảnh của những công nghệ đóng vai trò quan trọng. 1.1.1. Lịch sử phát triển của công nghệ máy tính Phần cứng Máy tính đã trở thành một công cụ không thể thiếu đối với cuộc sống của chúng ta ngày nay có nguồn gốc từ những bàn tính của người Hy Lạp cổ đại. Có thể nói rằng, lịch sử máy tính là lịch sử của những người làm việc với các con số. Vào đầu thế kỷ 20, máy tính đã phát triển thành máy tính cơ học hoặc cơ điện sử dụng rơ-le mạch. Từ cuối những năm 1930 đến đầu những năm 1940, máy tính điện tử sử dụng bóng chân không xuất hiện. Các máy tính bóng chân không của thời gian đó được gọi là máy tính thế hệ đầu tiên. Các máy tính điện tử này đã được sử dụng như máy tính kỹ thuật số và được chế tạo bằng cách kết hợp các mạch logic. Chúng chỉ xử lý các con số trong hệ nhị phân (tức là 0 và 1). Với các máy tính analog, cần phải thay đổi mạch để phù hợp với những gì được tính toán và kết quả của chúng có độ chính xác hạn c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: