Đô thị ven biển Việt Nam trong bối cảnh thiên tai và biến đổi khí hậu
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.43 MB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Đô thị ven biển Việt Nam trong bối cảnh thiên tai và biến đổi khí hậu" nhằm khái quát những rủi ro thiên tai, phân tích và đánh giá một số thách thức phát triển tại các đô thị ven biển của Việt Nam trong bối cảnh thiên tai và biến đổi khí hậu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đô thị ven biển Việt Nam trong bối cảnh thiên tai và biến đổi khí hậu RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT ĐÔ THỊ VEN BIỂN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Phạm Thị Trầm* Lê Hồng Ngọc** Đặng Thành Trung*** Tóm tắt: Bài viết sử dụng dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, Tổng cục Thống kê và Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm khái quát những rủi ro thiên tai và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu(BĐKH) đối với các đô thị ven biển của Việt Nam. Bằng các phương pháp phân tích thống kê và phương pháp bản đồ, chỉ ra các thách thức về phát triển kinh tế - xã hội mà các đô thị ven biển của Việt Nam phải đối mặt trong bối cảnh thiên tai và BĐKH không ngừng diễn biến phức tạp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các đô thị ven biển là nơi chịu rủi ro thiên tai và ảnh hưởng trực tiếp của BĐKH với các hiện tượng cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng (NDB) và xâm nhập mặn... Bối cảnh đó đã và đang làm gia tăng tính phơi nhiễm và mức độ dễ bị tổn thương trước thiên tai và BĐKH, tạo ra nhiều thách thức đối với phát triển KTXH của các đô thị ven biển tại Việt Nam. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Đô thị ven biển; Thiên tai; Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Với lợi thế là quốc gia biển, Việt Nam có tiềm năng lớn phát triển hệ thống đô thịven biển và thực tiễn hình thái đô thị Việt Nam cũng cho thấy phần lớn đô thị Việt Nam đều tập trung ở vùng ven biển.Việt Nam có 28/63 tỉnh thành có đường bờ biển1là nơi sinh sống của 47,9 triệu dân(chiếm 49,1% dân số cả nước, trong đó có 19 triệu dân thành thị chiếm 52,9% dân số thành thị cả nước) với mật độ dân số trung bình 350 người/km2 cao hơn mức trung bình cả nước 295 người/km2; diện * Tiến sĩ, Nghiên cứu viên, Viện Địa lí nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. ** Thạc sĩ, Nghiên cứu viên, Viện Địa lí nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. *** Thạc sĩ, Nghiên cứu viên, Viện Địa lí nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 1 Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. 477 QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG tích136.891 km2 (chiếm 41,3% diện tích cả nước) bao gồm36 thành phố (TP) thuộc tỉnh1 và 28 thị xã (TX)2, chiếm 46,2% số TP thuộc tỉnh và 52,9% số TX cả nước (GSO, 2021). Theo kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), khu vực đô thị chịu tác động tiềm ẩn mạnh của BĐKH là khu vực có tốc độ đô thị hóa và phát triển đô thị cao, trong đó có các thành phố ven biển bị ngập nặng như Hải Phòng (5-10% diện tích bị ngập), hành phố Hồ Chí Minh (20% diện tích bị ngập), Cần Thơ (5-10% diện tích bị ngập). Thông tin từ Cục phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho thấy, tính đến đầu năm 2021 có khoảng 300 đô thị ven biển chịu tác động rất lớn của BĐKH như tình trạng ngập lụt, xâm nhập mặn, triều cường3,… Đô thị biển Việt Nam được định hướng phát triển gắn với các khu kinh tế (KKT) ven biển, là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế sôi nổi và có đóng góp cao cho tăng trưởng.Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), cả nước có 18 KKT ven biển trong đó, khu vực miền Trung có 12 khu, miền Bắc 3 khu và miền Nam có 3 khu với tổng diện tích mặt đất và mặt nước khoảng 845 nghìn ha [7]. Sự phát triển các KKT ven biển cùng với lợi thế về vị trí địa lý của khu vực ven biển cũng chính là động lực quan trọng cho việc phát triển các đô thị ven biển. Hiện nay, các đô thị ven biển đã và đang phát triển theo hướng làm rõ động lực kinh tế của từng khu vực như: du lịch, khai thác dầu khí, hàng hải, nuôi trồng thủy sản,… Tuy nhiên, các đô thị ven biển đã và đangchịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thiên tai và BĐKH. Những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ làm ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu chủ động ứng phó với BĐKH, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong cải tạo nâng cấp và phát triển đô thị, góp phần từng bước kiểm soát và giảm mức độ ô nhiễm; nâng cao nhận thức, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong điều hành, quản lý phát triển đô thị ứng phó với BĐKH. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết này là một nghiên cứu tại bàn (desk-research) sử dụng phương pháp phân tích thống kê trong việc thống kê các rủi ro, ảnh hưởng và thiệt hại do BĐKH và thiên tai gây ra tại các đô 1 Bao gồm 1 TP thuộc TP trực thuộc TW (TP Thủ Đức thuộc TP Hồ Chí Minh) và 35 TP thuộc tỉnh 2 TP Hạ Long, TP Cẩm Phả, TP Móng Cái, TP Uông Bí, TX Đông Triều, TX Quảng Yên (Quảng Ninh), TP Thái Bình (Thái Bình), TP Nam Định (Nam Định), TP Ninh Bình, TP Tam Điệp (Ninh Bình), TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, TX Bỉm Sơn, TX Nghi Sơn (Thanh Hóa), TP Vinh, TX Cửa Lò, TX Hoàng Mai, TX Thái Hòa (Nghệ An), TP Hà Tĩnh, TX Hồng Lĩnh, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh), TP Đồng Hới, TX Ba Đồn (Quảng Bình), TP Đông Hà, TX Quảng Trị (Quảng Trị), TP Huế, TX Hương Thủy, TX Hương Trà (Thừa Thiên Huế), TP Tam Kỳ, TP Hội An, TX Điện Bàn (Quảng Nam), TP Quảng Ngãi, TX Đức Phổ (Quảng Ngãi), TP Quy Nhơn, TX An Nhơn, TX Hoài Nhơn (Bình Định), TP Tuy Hòa, TX Sông Cầu, TX Đông Hòa (Phú Yên), TP Nha Trang, TP Cam Ranh, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa), TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), TP Phan Thiết, TX La Gi (Bình Thuận), TP Bà Rịa, TP Vũng Tàu, TX Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu), TP Mỹ Tho, TX Cai Lậy, TX Gò Công (Tiền Giang), TP Bến Tre (Bến Tre), TP Trà Vinh, TX Duyên Hải (Trà Vinh), TP Sóc Trăn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đô thị ven biển Việt Nam trong bối cảnh thiên tai và biến đổi khí hậu RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT ĐÔ THỊ VEN BIỂN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Phạm Thị Trầm* Lê Hồng Ngọc** Đặng Thành Trung*** Tóm tắt: Bài viết sử dụng dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, Tổng cục Thống kê và Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm khái quát những rủi ro thiên tai và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu(BĐKH) đối với các đô thị ven biển của Việt Nam. Bằng các phương pháp phân tích thống kê và phương pháp bản đồ, chỉ ra các thách thức về phát triển kinh tế - xã hội mà các đô thị ven biển của Việt Nam phải đối mặt trong bối cảnh thiên tai và BĐKH không ngừng diễn biến phức tạp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các đô thị ven biển là nơi chịu rủi ro thiên tai và ảnh hưởng trực tiếp của BĐKH với các hiện tượng cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng (NDB) và xâm nhập mặn... Bối cảnh đó đã và đang làm gia tăng tính phơi nhiễm và mức độ dễ bị tổn thương trước thiên tai và BĐKH, tạo ra nhiều thách thức đối với phát triển KTXH của các đô thị ven biển tại Việt Nam. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Đô thị ven biển; Thiên tai; Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Với lợi thế là quốc gia biển, Việt Nam có tiềm năng lớn phát triển hệ thống đô thịven biển và thực tiễn hình thái đô thị Việt Nam cũng cho thấy phần lớn đô thị Việt Nam đều tập trung ở vùng ven biển.Việt Nam có 28/63 tỉnh thành có đường bờ biển1là nơi sinh sống của 47,9 triệu dân(chiếm 49,1% dân số cả nước, trong đó có 19 triệu dân thành thị chiếm 52,9% dân số thành thị cả nước) với mật độ dân số trung bình 350 người/km2 cao hơn mức trung bình cả nước 295 người/km2; diện * Tiến sĩ, Nghiên cứu viên, Viện Địa lí nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. ** Thạc sĩ, Nghiên cứu viên, Viện Địa lí nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. *** Thạc sĩ, Nghiên cứu viên, Viện Địa lí nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 1 Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. 477 QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG tích136.891 km2 (chiếm 41,3% diện tích cả nước) bao gồm36 thành phố (TP) thuộc tỉnh1 và 28 thị xã (TX)2, chiếm 46,2% số TP thuộc tỉnh và 52,9% số TX cả nước (GSO, 2021). Theo kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), khu vực đô thị chịu tác động tiềm ẩn mạnh của BĐKH là khu vực có tốc độ đô thị hóa và phát triển đô thị cao, trong đó có các thành phố ven biển bị ngập nặng như Hải Phòng (5-10% diện tích bị ngập), hành phố Hồ Chí Minh (20% diện tích bị ngập), Cần Thơ (5-10% diện tích bị ngập). Thông tin từ Cục phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho thấy, tính đến đầu năm 2021 có khoảng 300 đô thị ven biển chịu tác động rất lớn của BĐKH như tình trạng ngập lụt, xâm nhập mặn, triều cường3,… Đô thị biển Việt Nam được định hướng phát triển gắn với các khu kinh tế (KKT) ven biển, là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế sôi nổi và có đóng góp cao cho tăng trưởng.Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), cả nước có 18 KKT ven biển trong đó, khu vực miền Trung có 12 khu, miền Bắc 3 khu và miền Nam có 3 khu với tổng diện tích mặt đất và mặt nước khoảng 845 nghìn ha [7]. Sự phát triển các KKT ven biển cùng với lợi thế về vị trí địa lý của khu vực ven biển cũng chính là động lực quan trọng cho việc phát triển các đô thị ven biển. Hiện nay, các đô thị ven biển đã và đang phát triển theo hướng làm rõ động lực kinh tế của từng khu vực như: du lịch, khai thác dầu khí, hàng hải, nuôi trồng thủy sản,… Tuy nhiên, các đô thị ven biển đã và đangchịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thiên tai và BĐKH. Những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ làm ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu chủ động ứng phó với BĐKH, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong cải tạo nâng cấp và phát triển đô thị, góp phần từng bước kiểm soát và giảm mức độ ô nhiễm; nâng cao nhận thức, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong điều hành, quản lý phát triển đô thị ứng phó với BĐKH. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết này là một nghiên cứu tại bàn (desk-research) sử dụng phương pháp phân tích thống kê trong việc thống kê các rủi ro, ảnh hưởng và thiệt hại do BĐKH và thiên tai gây ra tại các đô 1 Bao gồm 1 TP thuộc TP trực thuộc TW (TP Thủ Đức thuộc TP Hồ Chí Minh) và 35 TP thuộc tỉnh 2 TP Hạ Long, TP Cẩm Phả, TP Móng Cái, TP Uông Bí, TX Đông Triều, TX Quảng Yên (Quảng Ninh), TP Thái Bình (Thái Bình), TP Nam Định (Nam Định), TP Ninh Bình, TP Tam Điệp (Ninh Bình), TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, TX Bỉm Sơn, TX Nghi Sơn (Thanh Hóa), TP Vinh, TX Cửa Lò, TX Hoàng Mai, TX Thái Hòa (Nghệ An), TP Hà Tĩnh, TX Hồng Lĩnh, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh), TP Đồng Hới, TX Ba Đồn (Quảng Bình), TP Đông Hà, TX Quảng Trị (Quảng Trị), TP Huế, TX Hương Thủy, TX Hương Trà (Thừa Thiên Huế), TP Tam Kỳ, TP Hội An, TX Điện Bàn (Quảng Nam), TP Quảng Ngãi, TX Đức Phổ (Quảng Ngãi), TP Quy Nhơn, TX An Nhơn, TX Hoài Nhơn (Bình Định), TP Tuy Hòa, TX Sông Cầu, TX Đông Hòa (Phú Yên), TP Nha Trang, TP Cam Ranh, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa), TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), TP Phan Thiết, TX La Gi (Bình Thuận), TP Bà Rịa, TP Vũng Tàu, TX Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu), TP Mỹ Tho, TX Cai Lậy, TX Gò Công (Tiền Giang), TP Bến Tre (Bến Tre), TP Trà Vinh, TX Duyên Hải (Trà Vinh), TP Sóc Trăn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Hội thảo Quản trị rủi ro và phát triển đô thị Đô thị ven biển Việt Nam Biến đổi khí hậu Hệ thống đô thị ven biển Quản lý phát triển đô thịGợi ý tài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 307 0 0 -
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 286 0 0 -
197 trang 274 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 254 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 250 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 230 1 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 223 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 209 0 0 -
13 trang 205 0 0
-
11 trang 205 0 0