Danh mục

Đổi mới mô hình tăng trưởng hướng tới phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 370.10 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đổi mới mô hình tăng trưởng hướng tới phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam" sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng đã mang lại cho Việt Nam nhiều kết quả tích cực nhưng cũng còn nhiều hạn chế: Tăng trưởng chưa thật sự bền vững, xã hội và môi trường còn nhiều vấn đề bất cập... Vì vậy trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu để hướng tới phát triển kinh tế xanh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới mô hình tăng trưởng hướng tới phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM TS. Phạm Thị Huyền Trường Đại học Hải Phòng Email: huyenpt@dhhp.edu.vnTóm tắt: Hiện nay, phát triển kinh tế xanh là xu thế tất yếu nhằm hướng tới sự phát triểnbền vững của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để phát triển kinh tế xanh,nền kinh tế các quốc gia phải thực hiện mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bởi môhình tăng trưởng đó không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn gắn với bảo vệ môitrường sinh thái và tiến bộ, công bằng xã hội. Kể từ khi đổi mới đến nay, kinh tế của ViệtNam đã có sự chuyển dịch từ mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng sang kết hợp môhình theo chiều rộng với chiều sâu. Sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng đã mang lại choViệt Nam nhiều kết quả tích cực nhưng cũng còn nhiều hạn chế: Tăng trưởng chưa thật sựbền vững, xã hội và môi trường còn nhiều vấn đề bất cập... Vì vậy trong thời gian tới, ViệtNam cần tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộngsang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu để hướng tới phát triển kinh tế xanh.Từ khóa: Kinh tế xanh, mô hình tăng trưởng, đổi mới mô hình tăng trưởng. INNOVATING DEVELOPMENT SCHEME TO BOOST GREEN ECONOMY IN VIETNAMAbstract: Nowadays, developing green economy is the inevitable trend in order to have astable economic growth of countries worldwide, including Vietnam. To have a greeneconomy, the countries economies have to use a model of process-oriented development,for it not only boosts economic growth but also protects the ecosystem, social advancementand equality. Ever since the innovation, Vietnams economy has witnessed a shift from amodel of value-oriented development to process-oriented development. That shift indevelopment model has brought multiple positive results but also several disadvantages:development is not truly stable, society and environment has numerous issues, etc.Therefore, in the upcoming future, Vietnam needs to continue shifting from a model ofvalue-oriented development to process-oriented development, with the vision of greeneconomy growth.Keywords: Green economy, development schemes, innovate development schemes1. Đặt vấn đề Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản để đánh giáthành tựu nền kinh tế, phản ánh trình độ phát triển kinh tế của quốc gia trong mỗi thời kỳnhất định. Sau 36 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, 481tạo tiền đề quan trọng để nước ta thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô và phát triển xã hội.Mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời gian vừa qua đã có những chuyển biến cơ bảnvề cách thức vận hành, động lực và cấu trúc. Bước đầu mô hình tăng trưởng cho phép khaithác tốt tiềm năng của nền kinh tế. Kinh tế đạt nhiều thành tựu quan trọng: Cơ cấu kinh tếchuyển dịch theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức khá cao; kinh tế vĩmô cơ bản ổn định... Mô hình tăng trưởng đó còn tạo ra được cơ chế phân bổ và phân phốisản lượng tương đối phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, góp phần cảithiện và tạo bước tiến đáng kể về phát triển xã hội trên nhiều mặt, như thu nhập và mức sốngcho các tầng lớp nhân dân... Tuy nhiên, trong thực tế mô hình tăng trưởng kinh tế ở ViệtNam cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế: Tăng trưởng dựa quá nhiều vào gia tăng vốn đầu tư, khaithác tài nguyên và lao động giá rẻ. Tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm lực của nềnkinh tế. Chất lượng tăng trưởng thấp, tăng trưởng thiếu tính bền vững. Năng suất nhiềungành, lĩnh vực còn thấp; công nghệ sản xuất phần lớn lạc hậu. Cơ cấu kinh tế chuyển dịchchậm... Trong quá trình tăng trưởng, các vấn đề xã hội và môi trường cũng còn nhiều bấtcập. Nguy cơ tái nghèo cao và khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư cònlớn. Trong xã hội còn nhiều biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống... Môi trường bị ô nhiễmnặng nề, cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái...Vì vậy, tất yếu Việt Nam phải hướngtới phát triển kinh tế xanh - mô hình kinh tế đảm bảo sự phát triển bền vững.2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Kinh tế xanh (Green Economy) là mô hình kinh tế ngày càng được các nước đề cậpđến nhiều trong quá trình phát triển. Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP)khởi xướng ý tưởng về “kinh tế xanh” vào năm 2008, bắt nguồn từ thực tế khi đó thế giớiđang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng, trong đó có khủng hoảng về khí hậu và đadạng sinh học (sự gia tăng phát thải khí gây “hiệu ứng nhà kính” và mất cân bằng sinhthái), khủng hoảng lương thực, khủng hoảng nhiên liệu, khủng hoảng nước sạch... Trướcthực tế mô hình kinh tế cũ có quá nhiều mặt hạn chế do để có tăng trưởng chủ yếu phải dựavào nhiên liệu hóa thạch và sử dụng quá mức các nguồn lực tự nhiên mà không quan tâmđến vấn đề môi trường và xã hội, vì vậy, thế giới phải tìm kiếm một mô hình phát triểnkinh tế mới vừa giúp tăng trưởng kinh tế vừa bảo vệ môi trường, giảm nguy cơ mất cânbằng sinh thái và đảm bảo sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững; gắn với tiến bộ,công bằng xã hội, hướng tới phát triển bền vững. Từ đó, Chương trình Môi trường LiênHợp Quốc (UNEP) đã đưa ra khái niệm về kinh tế xanh là nền kinh tế mang lại phúc lợicho con người và công bằng xã hội, nó có ý nghĩa giảm những rủi ro môi trường và khanhiếm sinh thái. Còn theo Liên Hợp Quốc, kinh tế xanh là nền kinh tế đem đến mô hình tăngtrưởng kinh tế mới thân thiện với các hệ sinh thái của trái đất và góp phần giải quyết vấnđề việc làm cho người ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: