Danh mục

Đổi mới phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 372.62 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đổi mới phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ" hướng đến làm rõ thế nào là học theo học chế tín chỉ; những ưu điểm cơ bản của đào tạo theo học chế tín chỉ; đổi mới phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ ThS. Ngô Quang Ty Khoa Giáo dục đại cương - Trường Đại học Văn Hiến Thực hiện Nghị quyết số 37/2004 của Quốc Hội khóa 11 Về giáo dục và Quy chếĐào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo), việc dạy và học theo học chế tín chỉ là một nhiệm vụ bắt buộc đối với các trườngđại học và cao đẳng trên cả nước. Trường Đại học Văn Hiếnchính thức đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 2013-2014. Việc áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ còn rất mới mẻ đối với các thầy cô và sinhviên của trường, nhiều vấn đề mới cần phải được xác định để nâng cao chất lượng đào tạo.Trong bài viết này tôi xin nêu một số vấn đề nhằm phục vụ cho hội thảo của trường về đàotạo theo hệ thống tín chỉ. Nội dung bài viết làm rõ thế nào là học theo học chế tín chỉ; những ưu điểm cơ bảncủa đào tạo theo học chế tín chỉ; đổi mới phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ. 1. Thế nào là học chế tín chỉ Theo cách hiểu của Đại học Quốc gia Hà Nội thì tín chỉ là đại lượng dùng để chỉkhối lượng kiến thức, kỹ năng của một môn học mà người học cần phải tích lũy trong mộtkhoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức: (1) học tập trên lớp; (2) học trongphòng thí nghiệm, thực hành hoặc làm các phần việc khác (có sự hướng dẫn của giáo viên);(3) tự học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài,… Tínchỉ còn được hiểu là khối lượng lao động của người học trong khoảng thời gian nhất địnhtrong những điều kiện học tập tiêu chuẩn. Đào tạo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Mỗi năm học có thể tổchức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ; chương trình đào tạo của một ngành học không tính theonăm học mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên. Sinh viên tích lũy đủ số tín chỉquy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường.Trong phương thức đào tạo theo niên chế trước đây, giảng viên (thầy) có vai trò là trungtâm quyết định mọi hoạt động dạy và học trong lớp. Thầy được xem là nguồn kiến thứcduy nhất, người học chỉ cần tiếp thu được nguồn kiến thức của thầy là đủ. Thầy được xemnhư là người có toàn quyền quyết định dạy cái gì (nội dung dạy) và dạy như thế nào(phương pháp dạy). Sinh viên phải chú ý nghe giảng, ghi chép và học thuộc lòng những gìđược dạy, không được phép can thiệp vào công việc của thầy. Phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ đặt người học (sinh viên) vào vị trí trungtâm của quá trình dạy và học, tạo cho người học thói quen tự học, tự khám phá kiến thức,có kỹ năng giải quyết các vấn đề, tự chủ động thời gian hoàn thành một môn học, mộtchương trình đào tạo. Phương pháp đào tạo tín chỉ khắc phục được việc học lệch, học tủdẫn đến sao chép, cópy trong kiểm tra và trong các kỳ thi. Hơn nữa, trong phương phápđào tạo theo học chế tín chỉ, hầu như bất kỳ môn học nào cũng bao gồm ít nhất hai trongba hình thức dạy học: (1) giảng bài của giảng viên trên lớp; (2) thực tập, thực hành của sinhviên; (3) tự học, tự nghiên cứu ở nhà của sinh viên. 2. Các ưu điểm của học theo học chế tín chỉ a. Có hiệu quả đào tạo cao Với học chế tín chỉ, sinh viên được chủ động thiết kế kế hoạch học tập cho mình,được quyền lựa chọn cho mình tiến độ học tập phù hợp với khả năng, sở trường và hoàncảnh riêng của mình. Điều đó đảm bảo cho quá trình đào tạo trong các trường đại học trởnên mềm dẻo hơn, đồng thời cũng tạo khả năng cho việc thiết kế chương trình liên thônggiữa các cấp đào tạo đại học và giữa các ngành đào tạo khác. Học theo học chế tín chỉ chophép ghi nhận cả những kiến thức và khả năng tích lũy được ngoài trường lớp để đạt đượcvăn bằng mong muốn, khuyến khích sinh viên từ nhiều nguồn khác nhau có thể tham giahọc đại học một cách thuận lợi. b. Có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao Với học chế tín chỉ, sinh viên có thể chủ động đăng ký học các học phần khác nhaudựa theo những quy định chung về cơ cấu và khối lượng của từng lĩnh vực kiến thức. Họcchế này cho phép sinh viên dễ dàng thay đổi chuyên môn trong tiến trình học tập khi thấycần thiết mà không phải học lại từ đầu. Với học chế tín chỉ, các trường đại học có thể mở thêm ngành học mới một cách dễdàng khi nhận được tín hiệu về nhu cầu của thị trường lao động và tình hình lựa chọn ngànhnghề của sinh viên. Học chế tín chỉ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên khi chuyểntrường hay khi học liên thông lên các bậc học cao hơn hay thậm chí sang các ngành họckhác. c. Đạt hiệu quả về mặt quản lý Với học chế tín chỉ, kết quả học tập của sinh viên được tính theo từng học phần chứkhông phải theo năm học. Do đó, việc không đạt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: