Danh mục

Lợi thế và những yêu cầu đặt ra của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ - TS. Nguyễn Hữu Vượng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 310.34 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Lợi thế và những yêu cầu đặt ra của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ" trình bày đôi nét về học chế tín chỉ, những lợi thế của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, những yêu cầu đặt ra của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ,... Tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt thông tin chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lợi thế và những yêu cầu đặt ra của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ - TS. Nguyễn Hữu VượngLỢI THẾ VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA CỦA HÌNH THỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TS. Nguyễn Hữu Vượng Khoa Giáo dục đại cương - Trường Đại học Văn Hiến Đào tạo theo học chế tín chỉ là một hệ thống đào tạo mềm dẻo, được tổ chức đảmbảo cho mỗi sinh viên có thể tìm được cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời đảmbảo cho trường đại học có thể nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được những nhu cầuthực tiễn đặt ra. Học chế tín chỉ được phát triển và áp dụng vào đào tạo ở các trường đạihọc trên thế giới từ rất sớm (từ năm 1872 ở Mỹ). Ở Việt Nam, trường Đại học Bách khoaTP.HCM áp dụng học chế tín chỉ từ năm 1993, nhưng từ khi có Nghị quyết của Chính phủvề đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Bộ Giáodục và Đào tạo ban hành Quyết định số 43/ 2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007, kèm theoQuy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (gọi là Quy chế43) mới được triển khai mạnh mẽ. Trường Đại học Văn Hiếnđã và đang triển khai đào tạotheo học chế tín chỉ cần có những bước đi vững chắc, thận trọng để gặt hái được thànhcông trong lĩnh vực giáo dục. 1. Đôi nét về học chế tín chỉ Học chế tín chỉ được hiểu là chương trình đào tạo sử dụng tín chỉ làm đơn vị đo kiếnthức, đồng thời là đơn vị để đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Sau khi tích lũy đượcmột số lượng tín chỉ tối thiểu là sinh viên đã hoàn thành chương trình đào tạo. Tín chỉ làđơn vị đo lường kiến thức mà sinh viên tích lũy được qua quá trình nghe giảng lý thuyết,làm bài tập, tự nghiên cứu, thảo luận, thuyết trình, viết tiểu luận, thực hành… theo yêu cầuvà hướng dẫn của giảng viên. Vậy bản chất của việc đào tại theo hệ thống tín chỉ là gì? Theo GS.TSKH. LâmQuang Thiệp: “bản chất của hệ thống tín chỉ là việc cá nhân hóa việc học tập trung trongmột nền giáo dục đại học cho số đông”. Triết lý giáo dục cho hệ thống tín chỉ ở Mỹ là“giáo dục hướng về người học” và “giáo dục đại học đại chúng”. Theo Quy chế 43, “mộttín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30-45 tiết thực hành; 45-90 giờ thực tậptại cơ sở; 45-60 giờ làm tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp”. Để tiếp thu được một tínchỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Ngoài ra, “1,5 đơn vị học trìnhđược quy đổi thành 1 tín chỉ”. Tức là từ 22,5 tiết giảng lý thuyết ở trên lớp (trong đào tạotheo hệ niên chế), chỉ còn 12 tiết giảng lý thuyết + 6 tiết thảo luận ở trên lớp. Ở một số nước, để đạt được bằng cử nhân, sinh viên phải tích lũy đủ từ 120 đến 150tín chỉ, ví dụ ở Mỹ là 120-136 tín chỉ, ở Nhật Bản là 120-135 tín chỉ, ở Việt Nam là 140theo Quyết định số 31/2001/QĐ-BGDĐT ngày 30/07/2001. Sinh viên chủ động đăng kýcác học phần, số tín chỉ sẽ hoàn thành trong một học kỳ theo quy định chung của nhà trường.Sinh viên phải hoàn thành các học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo; nhưng có thểtự chọn các học phần tự chọn. Ngoài ra sinh viên có thể đăng ký học lại, lựa chọn lại cáchọc phần tự chọn để cải thiện điểm. 2. Những lợi thế của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ Một là, đào tạo theo tín chỉ lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy và học.Vì vậy, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Trong đào tạo theo tín chỉ,tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng, được tính vào nội dung và thời lượngcủa chương trình. Người học phát huy được tính chủ động tạo kiến thức, hướng tới đápứng nhu cầu của thị trường lao động xã hội. Đào tạo theo tín chỉ lấy người học là trung tâmđược quán triệt từ khâu thiết kế chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy và sử dụngphương pháp giảng dạy. Hai là, đào tạo theo tín chỉ có độ mềm dẻo và linh hoạt về thời gian ra trường. Sinhviên được cấp bằng sau khi đã tích lũy được đủ số lượng tín chỉ do trường đại học quy định.Do vậy, họ có thể chủ động hoàn thành những điều kiện để được cấp bằng tùy theo nănglực và nguồn tài chính. Ba là, đào tạo theo tín chỉ bao gồm một hệ thống các môn học thuộc khối kiến thứcchung, những môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành, những môn học thuộc khốikiến thức cận chuyên ngành. Sinh viên có thể tham khảo ý kiến giáo viên hoặc cố vấn họctập (nếu có) để chọn những môn học phù hợp với mình, với nghề nghiệp tương lai củamình. Do học chế tín chỉ có độ mềm dẻo về môn học, nên sinh viên được phép thay đổingành chuyên môn trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu.Học chế tín chỉ còn cho phép ghi nhận cả những kiến thức và khả năng tích lũy được ngoàitrường (dĩ nhiên phải là cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép) để hoàn thànhchương trình theo quy định. Bốn là, phương thức đào tạo theo tín chỉ sẽ tạo được sự liên thông giữa các cấp đàotạo đại học và giữa các ngành ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: