Danh mục

Đào tạo theo học chế tín chỉ và các đề xuất đối với trường đại học Văn Hiến - ThS. Đỗ Văn Bình

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 398.45 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Đào tạo theo học chế tín chỉ và các đề xuất đối với trường đại học Văn Hiến" dưới đây để nắm bắt được những nội dung về học chế tín chỉ, lịch sử của tín chỉ, nội dung tín chỉ, lợi ích của học chế tín chỉ,... Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Giáo dục học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo theo học chế tín chỉ và các đề xuất đối với trường đại học Văn Hiến - ThS. Đỗ Văn BìnhĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ VÀ CÁC ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN ThS. Đỗ Văn Bình Khoa Giáo dục đại cương – Trường Đại học Văn Hiến 1. Lịch sử của tín chỉ Hình thức đào tạo theo tín chỉ (TC) bắt đầu ở Mỹ năm 1872 và được áp dụng đầutiên ở các trường phổ thông, lúc bấy giờ tín chỉ ở bậc phổ thông được gọi là giờ tiếp xúc(Contact-Hour). Sau đó phương thức đào tạo này được Đại học Harvard (Hoa Kỳ) áp dụng.TC ở đại học được gọi là Giờ tín chỉ (Credit Hour). Năm 1906 Quỹ Carnegie (CarnegieFoundation – Một quỹ hoạt động về giáo dục của Mỹ) xác lập một cách đánh giá đơn vịTC khác gọi là TC Carnegie (Carnegie Unit), sau đó Quỹ này lại xây dựng đơn vị Giờ sinhviên (Student Hour). Nhưng từ sau 1910 đến nay các tên gọi trên được gọi chung là Giờtín chỉ (Credit Hour) [3]. Nguyên nhân ra đời của hình thức đào tạo theo TC ở Hoa Kỳ là do cuối thập niên60 thế kỷ XIX số lượng học sinh trung học phổ thông ghi danh vào học đại học ngày càngtăng, gây áp lực cho quá trình xét tuyển của các trường đại học. Năm 1872 học chế TCđược Charles W. Eliot (GS của đại học Harvard) đề xuất nhằm giúp ghi nhận và giải thíchmột cách rõ hơn năng lực học tập của học sinh trung học phổ thông thông qua giờ TC vàđiểm số để giúp các trường đại học có căn cứ tin cậy tuyển chọn sinh viên có chất lượngtheo nhu cầu của trường [6]. Một số học giả khác nêu ra thêm các nguyên nhân: Sự ra đời của học TC ở Hoa Kỳlà nhằm cải cách giáo dục đại học thông qua việc thay những chương trình đào tạo truyềnthống “đóng” và “khô cứng” do châu Âu khởi xướng. Theo phương thức truyền thống nàyngười học vào và ra trường đồng loạt, không có sự lựa chọn nào khác ngoài các môn họctrong chương trình do ngành giáo dục thiết kế. Với học chế TC, chương trình đào tạo “mở” hơn; chương trình học chú trọng đếnnhững môn học đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chương trình có độ “linh hoạt” nhất định đểngười học có thể chọn những môn học mà họ thấy cần thiết cho nghề nghiệp tương lai củahọ [12]. Năm 1960 hệ thống đào tạo này lan ra Tây Âu và sau đó được áp dụng rộng rãi tạinhiều nước như: các nước ở Bắc Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Philippin, Đài Loan,Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Senegal, Mozambic, Nigeria, Uganda,Camơrun, Trung Quốc, v.v.[5]. Ở Việt Nam, trước năm 1975 một số trường đại học chịu ảnh hưởng của Mỹ tạimiền Nam Việt Nam đã áp dụng học chế TC: Viện Đại học Cần Thơ, Viện Đại học ThủĐức... Sau 1975, từ khi bắt đầu chủ trương “Đổi mới” giáo dục đại học ở nước ta cũng cónhiều thay đổi: Năm 1987 Bộ GD&ĐT đã đưa ra chủ trương triển khai qui trình đào tạo 2giai đoạn và môdun-hoá kiến thức. Năm 1988 học chế “học phần” đã ra đời và được triểnkhai trong toàn bộ hệ thống các trường đại học và cao đẳng nước ta. Học chế này xuất pháttừ ý tưởng của học chế TC của Mỹ: sinh viên tích lũy dần kiến thức theo các mô-đun trongquá trình học tập. Tuy nhiên, học chế học phần chưa thật sự “mở’ như học chế TC của Mỹ.Vì vậy, năm 1993 Bộ GD&ĐT chủ trương thực hiện học chế TC triệt để hơn. Từ năm 1993,trường Đại học Bách khoa Tp. HCM là nơi đầu tiên áp dụng học chế TC, tiếp theo sau đólà nhiều đại học khác [7]. Năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT banhành “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống TC”.Theo chủtrương này, năm 2011 là hạn cuối cùng để các trường liên quan phải chuyển đổi sang hệthống đào tạo tín chỉ [3]. 2. Tín chỉ là gì? Có nhiều định nghĩa về TC. Trong đó một định nghĩa được Việt Nam biết đến nhiều:“Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bìnhthường học một môn học cụ thể, bao gồm: thời gian lên lớp; thời gian thí nghiệm, thực tậphoặc làm các việc khác (có hướng dẫn của GV); và thời gian dành cho đọc sách, nghiêncứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài,...” [4, 12]. Đối với các môn học lí thuyết một TC là một giờ lên lớp (với hai giờ chuẩn bị bài)trong một tuần và kéo dài trong một học kì 15 tuần; đối với các môn học ở studio hay phòngthí nghiệm, ít nhất là 2 giờ trong một tuần (với 1 giờ chuẩn bị); đối với các môn tự học, ítnhất là 3 giờ làm việc trong một tuần. Ba hình thức tổ chức dạy - học này tương ứng với ba kiểu giờ TC: giờ tín chỉ lênlớp, giờ tín chỉ thực hành và giờ TC tự học. Một giờ TC lên lớp bao gồm: 1 tiết (50 phút) giáo viên giảng bài và 2 tiết sinh viêntự học, tự nghiên cứu ở nhà. Một giờ TC thực hành bao gồm: 2 tiết giáo viên hướng dẫn, giúp sinh viên thựchành thực tập; và 1 tiết sinh viên tự học, tự chuẩn bị. Một giờ TC tự học bao gồm 3 tiết sinh viên tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành theonhững nội dung giáo viên giao và những gì sinh viên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: