Danh mục

Đóng góp của Park Chung Hee trong 'Kì tích sông Hàn'

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 895.18 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Con đường phát triển kinh tế của Hàn Quốc là một bài học kinh nghiệm cho nhiều nước phát triển. Nếu như kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ chóng mặt trong hai thập kỷ sau chiến tranh, làm nên”Sự thần kỳ Nhật Bản”đưa nền kinh tế bị kiệt quệ sau chiến tranh trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào đầu thập niên 1970 của thế kỷ trước, thì Hàn Quốc cũng làm nên ”Kỳ tích sông Hàn”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đóng góp của Park Chung Hee trong ”Kì tích sông Hàn”3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC ĐÓNG GÓP CỦA PARK CHUNG HEE TRONG”KÌ TÍCH SÔNG HÀN” SVTH:Thân Đức Hiếu,Vũ Nhật Anh, Đinh Thị Thanh Tâm 3H13 GVHD: ThS Nguyễn Thị Ngọc Bích I/ Dẫn nhập Hiện nay, trong khi CHDCND Triều Tiên vẫn đang tiếp tục xây dựng lực lượng quânsự, thì Hàn Quốc đã đưa đất nước trở thành một cường quốc kinh tế của châu Á và thế giới. Con đường phát triển kinh tế của Hàn Quốc là một bài học kinh nghiệm cho nhiềunước phát triển. Nếu như kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ chóng mặt trong hai thậpkỷ sau chiến tranh, làm nên”Sự thần kỳ Nhật Bản”đưa nền kinh tế bị kiệt quệ sau chiếntranh trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào đầu thập niên 1970 của thế kỷ trước, thìHàn Quốc cũng làm nên”Kỳ tích sông Hàn”. Những năm 1950 và đầu những năm 1960, Hàn Quốc là một trong các quốc gia nghèonhất trên thế giới. Tuy nhiên, từ xuất phát điểm cực thấp sau chiến tranh, Hàn Quốc đãvươn lên mạnh mẽ về kinh tế để rồi dùng chính lĩnh vực này làm động lực phát triển toàndiện. 1. Mục đích nghiên cứu Trong bối cảnh của một đất nước đã trải qua thời kì phong kiến lâu dài, rồi đến thời kìthực dân và ngay sau đó là cuộc chiến tranh tàn khốc, là một đất nước không có tài nguyênthiên nhiên, không có nguồn vốn quốc nội, không có thị trường chín muồi, nhưng HànQuốc đã đạt được đồng thời một cách ổn định cả thể chế chính trị dân chủ lẫn sự tăngtrưởng kinh tế kỉ lục. Người ta đã biết đến Hàn Quốc như một trong”Bốn con hổ Châu Á”.Những đánh giá này cho thấy rõ thành tựu đáng kinh ngạc của Hàn Quốc. Các nhà chính trị học cho rằng sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc là do sự canthiệp của Nhà nước và Chính phủ. Trong đó, không thể không nói tới chế độ độc tài ParkChung Hee. Ông là nhân vật có vai trò quan trọng nhất trong quá trình công nghiệp hóa vàhiện đại hoá đất nước. Sự phát triển kinh tế thần tốc của Hàn Quốc đã chỉ ra một hướng đi cho các nướcnghèo, đang phát triển trong đó có Việt Nam. Qua bài viết này, chúng tôi muốn người đọccó cái nhìn khách quan và trung thực nhất về một giai đoạn hoàng kim trong lịch sử kinh tếHàn Quốc. 2. Phương pháp nghiên cứu và bố cục của bài nghiên cứu Bài nghiên cứu được thực hiện bằng cách tổng hợp và phân tích các thông tin từ cáctài liệu có liên quan và Internet. Bố cục của bài nghiên cứu được chia làm sáu phần 1913/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 2.1. Kì tích sông Hàn và Park Chung Hee. 2.2. Tình hình Hàn Quốc sau chiến tranh (1953-1961). 2.3. Diễn biến quá trình cải cách của Park Chung Hee (1961-1979). 2.4. Sự phát triển của Hàn Quốc dưới thời Park Chung Hee (1961-1979). 2.5. Những chính sách phát triển của Park Chung Hee. 2.6. Một số mặt hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế Park Chung Hee. II/ Nội dung 1. Kì tích Sông Hàn và Park Chung Hee. Sự tăng trưởng của kinh tế Hàn Quốc từ 30 tỷ USD (1960) đến ngưỡng 1000 tỷ USD (2007) “Kì tích sông Hàn”hay”Kỳ tích sông Hán”,”Hán Giang kí tích”là cụm từ đề cập tớithời kỳ tăng trưởng kinh tế sau chiến tranh do xuất khẩu mang lại, công nghiệp hóa và hiệnđại hóa nhanh chóng, đạt được những thành tựu công nghệ to lớn, sự phát triển thần tốc vềchất lượng giáo dục, mức sống và quá trình đô thị hóa, bùng nổ xây dựng cao ốc, tiến trìnhdân chủ hóa và toàn cầu hóa đã chuyển Hàn Quốc từ một quốc gia”vô vọng”trở thành 1trong 4 con hổ châu Á (Cùng với Singapore, Hồng Kông và Đài Loan). Nhân tố quan trọngtrong sự phát triển thần kì này chính là Park Chung Hee. Cụ thể hơn, cụm từ này ám chỉ sựphát triển kinh tế của Seoul, nơi có sông Hàn chảy qua, sau này thì nó được hiểu rộng ra làsự phát triển của cả Hàn Quốc. Cụm từ này bắt nguồn từ”Kì tích sông Rhine”, dùng đểmiêu tả sự hồi phục kinh tế của Tây Đức sau Thế chiến 2 nhờ Kế hoạch Marshall.”Kì tíchsông Hàn”dùng để chỉ sự phát triển thần kì sau chiến tranh của Hàn Quốc và trở thànhquốc gia kiểu mẫu của các nước đang phát triển ở châu Á. Park Chung Hee (1917 – 1979) là một nhà hoạt độngchính trị người Hàn Quốc, từng là Thủ lĩnh Đảng Dân chủCộng hòa. Park Chung Hee sinh ngày 14/11/1917 ở Gumi,tỉnh Gyeongbuk, Hàn Quốc (Lúc đó là thuộc địa của NhậtBản). Ông là con út của gia đình lưỡng ban nghèo có năm contrai và hai con gái. Thời niên thiếu, ông được nhận vào trườngđào tạo giáo viên ở Daegu và sau khi nhận bằng tốt nghiệp về 1923/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐCgiảng dạy, ông được nhận làm giáo viên ở Mungyeong. Trong thời gian này, ông lấy bídanh tiếng Nhật là Takagi Masao ...

Tài liệu được xem nhiều: