Danh mục

Động vật học Không xương sống part 5

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 908.36 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lớp vỏ một tấm (Monoplacophora) Trước đây chỉ biết đến động vật thuộc lớp này qua hoá thạch (tìm thấy hoá thạch ở các kỷ Cambri, Silua và Đevon), đến năm 1952 mới gặp loài Neopilina galatheae sống ở ven bờ Thái Bình Dương gần Mê Hi Cô, nơi có độ sâu 5.000m. Từ đó đến nay đã phát hiện được 19 loài đang tồn tại, tất cả đều ở đáy biển sâu trên 2.000m. Kích thước thay đổi, loài lớn nhất là Neopilina galatheae dài tới 37mm và loài bé nhất là Micropilina arntzi dài không hơn 1mm. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Động vật học Không xương sống part 5 130vỏ, Chân bụng, Chân thùy (Chân xẻng) và Chân đầu.2.1 Lớp vỏ một tấm (Monoplacophora) Trước đây chỉ biết đến động vật thuộc lớp này qua hoá thạch (tìmthấy hoá thạch ở các kỷ Cambri, Silua và Đevon), đến năm 1952 mới gặploài Neopilina galatheae sống ở ven bờ Thái Bình Dương gần Mê Hi Cô,nơi có độ sâu 5.000m. Từ đó đến nay đã phát hiện được 19 loài đang tồntại, tất cả đều ở đáy biển sâu trên 2.000m. Kích thước thay đổi, loài lớnnhất là Neopilina galatheae dài tới 37mm và loài bé nhất là Micropilinaarntzi dài không hơn 1mm. Con trưởng thành có vỏ hình nón, mặt trongcủa vỏ có vết bám của cơ sắp xếp theo kiểu phân đốt.Vỏ hình chóp, toàn bộthân nằm dưới vỏ, chânhình đĩa, đầu ở phíatrước chân và khôngphân biệt rõ ràng vớiphần thân, hai bên chânlà rãnh áo có từ 3 - 6 đôimang lá đối nhau. Tậncùng có nhú hậu môn.Cạnh lỗ miệng có 2 tuamiệng hình thùy, giữatua miệng và bờ trướccủa chân có cơ quan chianhánh làm nhiệm vụ cảmgiác (hình 7.6). Hệ tiêu hoá có hầu,thực quản, dạ dày, ruộtgiữa và ruột sau. Cótuyến gan đổ vào dạ dày,lưỡi gai có răng sừngkhoẻ. Hệ tuần hoàn cómột đôi tim bên và mạch Hình 7.6 Hình dạng ngoài và cấu tạo trong củamáu. Máu từ mang đổ Neopilina galatheae (theo Lemche& Vingstrand) A. Nhìn lưng; B. Nhìn bụng; C. Sơ đồ cấu tạo cơvào 2 đôi tâm nhĩ rồi vào thể; 1. Thuỳ bên miệng; 2. Cơ chân; 3. thận; 4. Lỗ1 đôi tâm thất. Thể xoang thận; 5. Mang; 6. Tâm thất; 7.Hậu môn; 8. Tâm nhĩ;rộng, hệ bài tiết có 6 - 7 9. Tuyến sinh dục; 10. Ống nối thận với thể xoang;đôi thận, một đầu thông 11. Dây thần kinh bên tạng; 12. Tua miệng; 13. Vỏ;với thể xoang, đầu kia đổ 14. Miệng; 15. Chân; 16. Vạt áo 131ra ngoài vùng xoang áo, cạnh mang. Hệ thần kinh có cấu tạo điển hình củaSong kinh, có 1 đôi cơ quan cảm giác, thăng bằng là bình nang. Đơn tính,tuyến sinh dục có 2 đôi trong thể xoang. Sản phẩm sinh dục được chuyển rangoài qua thận. Thụ tinh ngoài. Chú ý rằng cấu tạo cơ thể của Vỏ một tấmcòn giữ được tính chất phân đốt của Thân mềm cổ.2.1. Lớp Chân bụng (Gastropoda) Động vật Chân bụng chiếm tới gần 80% tổng số loài của động vậtThân mềm (có khoảng 90.000 loài). Hiện nay đã biết khoảng 75.000 loàiđang sống và 15.000 loài đã hoá thạch. Phần lớn động vật Chân bụng sốngở biển, một số sống ở nước ngọt, ở cạn hay chuyển sang đời sống ký sinh.2.1.1 Đặc điểm cấu tạo và sinh lý Đặc điểm nổi bật nhất của động vật Chân bụng là cơ thể mất đốixứng và được chia thành 3 phần là phần đầu, phần thân và phần chân. Đầu ở phía trước, có mắt và các tua cảm giác (râu). Thân (hay được gọi là khối phủ tạng) nằm trên chân, là một túi xoắn. Chân là khối cơ khoẻ nằm ở mặt bụng, cử động uốn sóng khi bò. Toàn bộ cơ thể được bao trong một vỏ xoắn, thường xoắn hình chóphay xoắn trên một mặt phẳng, có thể có thêm nắp vỏ. Mức độ phát triển vỏ rất khác nhau: Vỏ không che kín phần thânnhư ở giống Carinaria, vỏ bé và một phần vỏ bị áo che phủ như ở loàiAplysia non, áo che kín vỏ bên trong như một số loài trong giống Aplysia,vỏ tiêu giảm chỉ còn lại các vụn đá vôi như ở giống sên trần (Arion) haytiêu giảm hoàn toàn như ở một số Chân bụng sống ký sinh, trên cạn haysống bơi. Cấu tạo vỏ điển hình, từ ngoài vào trong có các lớp như lớp sừng(periostracum), lớp lăng trụ canxi và lớp xà cừ (chỉ có ở một số như bàongư, ốc xà cừ...). Số vòng xoắn của vỏ ốc trưởng thành thay đổi ví dụ như ở ốc nhồi(Pila polita) là 5, ở ốc sên (Achatina fulica) thường là 6 đến 7 vòng. Vòngxoắn có thể theo chiều kim đồng hồ (xoắn thuận) hay ngược chiều kim đồnghồ (xoắn ngược). Nội quan của động vật Thân mềm được lớp áo bao phủ, nằm trong vỏ.Ví dụ như ở vị trí của nội quan được trình bày ở hình 7.7. Hệ tiêu hoá: Phần lớn Chân bụng ăn thực vật, một số khác ăn thịtbằng cách bắt con mồi, tiết men tiêu hoá phân huỷ con mồi rồi hút vào ốngtiêu hoá, một số khác lọc thức ăn trong nước hay sống ký sinh. Đặc điểmđáng chú ý của hệ tiêu hoá Chân bụng là có nhiều răng ở lưỡi gai (tới hàngtrăm ngàn răng), tiêu hoá ngoại bào là chủ yếu (mặc dù có khối gan có thể 132tiêu hoá nội bào), dạ dày quay hướng trước ra sau, tuyến nước bọt có thể tiếtcác chất hoà tan đá vôi hay chất độc (ốc cối Conus), dạ dày của một sốChân bụng ăn lọc như giống Lambris, Strombus có trụ gelatin tiết men tiêuhoá bằng cách bào mòn dần, ruột sau có thể xuyên qua tâm thất. Ngược lạihệ tiêu hoá của một số Chân bụng ký sinh lại tiêu giảm. Hình 7.7 Vị trí và cấu tạo nội quan của ốc nhồi (Pila polita) Hệ tuần hoàn: Động vật Chân bụng có hệ tuần h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: