Động vật học Không xương sống part 7
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Động vật học Không xương sống part 7 194 Đuôi kiếm sống ở vùng nước biển nông, độ sâu phổ biến là 4 – 10m,đôi khi chúng phân bố sâu vào vùng cửa sông. Thức ăn của chúng là trai,ốc, giun đốt, động vật không xương sống khác sống ở đáy và tảo. Hiện naycòn lại 5 loài là Xiphosura polyphemus phổ biến ở vùng biển bắc và TrungMỹ, Tachypleus gigas ở vịnh Thái lan, T. tridentatus phân bố khá rộng, T.hoeveni ở quần đảo Molucca. Ở vùng biển nước ta thường gặp loàiCarcimoscorpius rodunticauda và Tachypleus tridentatus (họXiphosuridae). Vào tháng 7 - 8 sam lên bãi cát để sinh sản. Sam đực bámvào sam cái, sam cái đào hố đẻ trứng, sam đực tưới tinh dịch thụ tinh.Trứng lớn 1,5 – 3,3mm, giàu noãn hoàng, được cát giữ độ ẩm và nhiệt đới.Sau khoảng 6 tuần thì trứng nở thành ấu trùng giống trưởng thành nhưngthiếu đuôi. Sau nhiều lần lột xác hình thành sam trưởng thành. Đuôi kiếm được dùng làm phân bón ở một số vùng biển châu Mỹ,còn ở Đông Nam Á thì được dùng làm thức ăn. Gần đây máu của loài samTachypleus gigas được dùng để chế một loại thuốc thử có giá trị thươngmại cao được gọi là LAL (limulus amoebocyte lysate) dùng để kiểm tranội độc tố do vi khuẩn gram âm sống trong ruột tiết vào máu (thuốc này cóđộ nhạy rất cao, có thể dùng thay thế vaxin thỏ vẫn được dùng trước đây.2. Lớp Hình nhện (Arachnida) Là nhóm động vật chuyển lên sống trên cạn, thích nghi với điều kiệnkhô hạn, xuất hiện phổi sách và khí quản, ống manpighi, vuốt chân, thụtinh bằng bao tinh... Hiện nay được biết có khoảng 40.000 loài.2.1 Cấu tạo và sinh lý2.1.1. Đặc điểm phân đốt và cấu tạo phần phụ Cơ thể có 2 phần là đầu ngực (prosoma) và bụng (opisthosoma), nốivới nhau một eo nhỏ. Đầu ngực có 6 đôi phần phụ (1 đôi kìm, 1 đôi chânxúc giác, 4 đôi chân bò). Bụng (opisthosoma) là phần biến đổi nhiều nhấtcó 1 hay 2 đôi lỗ thở của phổi sách và nhiều đôi nhú tơ. Sơ đồ cấu tạo cóphần đầu ngực có 6 đôi phần phụ là đặc điểm chung của Hình nhện. Sựbiến đổi về sự phân đốt thấy ở một số nhóm Hình nhện. Ở nhóm nhệnChân sờ (Palpigrada) và Bò cạp giả (Pseudoscorpionidea) đốt bụng thứnhất lại rõ ràng, còn các nhóm khác lại tiêu giảm. Ở nhóm Pedipalpi vànhóm Solifuga thì 2 đốt ngực cuối lại tự do. Nhìn chung phần bụng củaHình nhện biến đổi nhiều so với sơ đồ khởi đầu theo hướng giảm số đốt từsau ra trước và tập trung thành một khối, mất dần dấu vết phân đốt. Phầnbiểu mô của Hình nhện có một số loại tuyến khác nhau như ở Hình nhệncó các loại tuyến có nguồn gốc từ tuyến da như tuyến độc (của bọ cạp,nhện, bét), tuyến tơ (nhện, bọ cạp giả, một số bét), tuyến mùi (chân dài),tuyến trán, tuyến hậu môn (đuôi roi) (hình 9.10). 1952.1.2. Cấu tạo nội quan Hệ tiêu hoá: Phần lớn ăn thịt, một số hút mô thực vật, động vật hayăn chất căn bã hữu cơ đang phân huỷ. Cơ quan tiêu hoá có cấu tạo thíchnghi với việc tiết men tiêu hoá ra ngoài phân hủy con mồi và hút chất dinhdưỡng như có thành cơ hầu khoẻ, ruột giữa có nhiều nhánh làm tăng diệntiếp xúc và sức chứa. Nhện bắt mồi bằng chăng tơ, còn các nhóm khác thìđuổi con mồi rất tích cực (hình 9.11). Hệ bài tiết có đặc điểm trung gian của nhóm vừa chuyển từ nước lêncạn. Chúng vừa có tuyến háng vừa có ống manpighi (hình 9.11). Hình 9.10 Sự phân đốt và phần phụ của Hình nhện (theo Lange) A. Bọ cạp; b. Đuôi roi; C. Nhện; D. Nhện lông; E. Ve bét cổ; I. Đầu ngực; II. Bụng trước; III. Bụng sau; 1-19 Thứ tự các đốt; k. Kìm; cxg. Chân xúc giác; cb. Chân bò Hệ hô hấp khác nhau: Ở nhện cổ hô hấp bằng phổi sách (bọ cạp có 4đôi, đuôi roi, nhện có 2 đôi). Số còn lại hô hấp bằng khí quản, một số lạicó cả phổi sách và cả khí quản. Khí quản được hình thành từ phần lõmcủa lớp vỏ ngoài, có nguồn gốc độc lập với túi phổi, không có quan hệ vềnguồn gốc với phần phụ. Hệ tuần hoàn có sơ đồ cấu tạo chung của ngành. Số đôi lỗ tim giảmdần cùng với mức độ tập trung của các đốt. Hệ thần kinh theo kiểu cấu tạo chung của ngành, mức độ tập trungthần kinh tùy theo nhóm, phụ thuộc vào mức độ tập trung các đốt. Giácquan của hình nhện khá phong phú gồm cơ quan cảm giác ánh sáng, cơhọc, hoá học. Mắt hình nhện kém phát triển (có 1 – 5 đôi mắt đơn), chỉphân bố được vật đứng yên hay chuyển động trong phạm vi gần. Riêng 196nhóm nhện nhảy mắt khá phát triển có thể phân biệt được hình khối củavật. Hình nhện có rất nhiều lông cảm giác bao gồm: Lông rung(trichobotricum) có số lượng ổn định trên chân xúc giác và chân bò haytrên thân. Gốc lông rung nằm trong hốc, có lớp vỏ mỏng làm tăng độ rungcủa lông trước chấn động nhỏ. Cơ quan vị giác và khứu giác hình đàn nằmở chân và thân (hình 9.12). Hình 9.11 Cấu tạo của nhện thập tự (theo Lange) 1. Mắt; 2. Kìm; 3. Chân xúc giác; 4. Đốt háng; 5. Chân; 6. phổi; 7. Lỗ thở; 8. ruột giữa; 9. Gan; 10. Tim; 11. Tuyến trứng; 12. Nhú tơ; 13.Các loại tuyến tơ; 14. Hậu môn Hệ sinh dục: Hình nhện đơn tính, có hiện tượng dị hình chủng tính.Tuyến sinh dục nằm ở phần bụng, vốn có cấu tạo kép nhưng có thể dínhvới nhau từng phần hay tất cả thành một tuyến chung. Gồm có tuyến tinh(trứng), ống dẫn và lỗ sinh dục. Ngoài ra ở con đực có tuyến phụ, cơ quanthụ tinh như bầu tinh, con cái có thêm túi nhận tinh (hình 9.13).2.2 Sinh sản và phát triển Hoạt động thụ tinh của hình nhện rất đa dạng phản ánh quá trìnhchuyển từ thụ tinh ngoài sang thụ tinh trong. Một số thụ tinh nhờ bao tinh(spermatophora) được con đực gắn trên giá thể trong múa giao hoan trướckhi chuyển vào lỗ sinh dục cái (bọ cạp giả) hay chuyển trực tiếp nhờ vàonhờ kìm con đực (một số bét), còn nhện thì truyền tinh trực tiếp qua bầutinh ở tận cùng của chân xúc giác. Một số Chân dài thụ tinh trong. Một sốnhóm con cái ăn thịt con đực sau khi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình Động vật học đề cương Động vật học bài giảng Động vật học tài liệu Động vật học Động vật học Không xương sốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Sinh học - Ngành giun dẹp - Platheminthes
21 trang 25 0 0 -
Bài giảng Động vật học - Chương 7: Ngành thân mềm - Mollusca
21 trang 21 0 0 -
Bài giảng Động vật học - Chương 3: Ngành ruột túi – Coelenterata và ngành sứa lược- Ctenophora
17 trang 20 0 0 -
Giáo trình Động vật học - TS. Trần Tố (Chủ biên)
186 trang 19 0 0 -
Giáo trình động vật học part 6
50 trang 19 0 0 -
Giáo trình động vật học part 10
50 trang 18 0 0 -
Giới động vật - GV: TS. Nguyễn Dương Tâm Anh
83 trang 18 0 0 -
Kỹ thuật chuyển gen cho động vật
36 trang 18 0 0 -
Giáo trình Sinh học - Ngành dây sống, Chordata
96 trang 17 0 0 -
Giải phẫu và Hình thái Động vật thân mềm
94 trang 17 0 0 -
Động vật học Không xương sống part 9
32 trang 17 0 0 -
222 trang 17 0 0
-
Giáo trình động vật học part 1
50 trang 17 0 0 -
Động vật học Không xương sống part 4
32 trang 16 0 0 -
Động vật học Không xương sống part 8
32 trang 16 0 0 -
Bài giảng Động vật học - Chương 5: Nhóm ngành giun tròn
25 trang 16 0 0 -
Động vật học Không xương sống part 6
32 trang 15 0 0 -
Động vật học Không xương sống part 3
32 trang 15 0 0 -
Giáo trình động vật học part 2
50 trang 15 0 0 -
Giáo trình động vật học part 9
50 trang 14 0 0