Dự án 'Hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (bipp) điều khoản tham chiếu
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự án “Hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (bipp) điều khoản tham chiếu DỰ ÁN “HỖ TRỢ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP (BIPP) ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU Vị trí A_01_06: Chuyên gia Chính sách khoa học công nghệ và Quản lý giám sát 1. Bối cảnh dự án Việt Nam đã đạt một bước tiến quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình tăng trưởng đã gặp phải những vấn đề liên quan đến sự cạnh tranh của quốc gia. Sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam là kết quả của các ‘cú huých’, đạt được nhờ sự năng động và linh hoạt của các doanh nghiệp mới thuộc khu vực tư nhân mà có thể không còn tồn tại nữa. Tăng trưởng theo hướng nhân tố và theo hướng đầu tư phải nhường chỗ cho tăng trưởng theo hướng sáng tạo đổi mới với một mức độ lớn hơn trước đây nếu muốn tiếp tục sự tăng trưởng và nếu muốn sự tăng trưởng đó sẽ đạt được bền vững về lâu dài. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng về công nghệ của Việt Nam còn hạn chế là một yếu tố rất bất lợi đối với sự tăng trưởng của các doanh nghiệp cạnh tranh ở Việt Nam. Đây không chỉ là vấn đề sử dụng, ứng dụng và đáp ứng công nghệ mà còn là vấn đề đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, rất cần thiết cho việc phát triển kinh tế cạnh tranh và bền vững. Các chính sách Nhà nước mới đây đã không hoàn toàn thành công trong việc khuyến khích sự thành lập và sự tăng trưởng của các vườn ươm doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN). Tuy nhiên, khi một số các bên liên quan chủ chốt trong Chính phủ đã chấp nhận rằng cần có sự thay đổi chính sách và sự hỗ trợ hiệu quả hơn từ phía Nhà nước cho quá trình ươm tạo doanh nghiệp nhưng trình độ hiểu biết về bản chất của những cải cách của một số người còn thấp và một số người thì lại phản đối sự thay đổi. Dự án “hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (BIPP)” là một dự án hợp tác song phương 5-năm được hai chính phủ Việt Nam và Vương quốc Bỉ ký kết. Dự án này được thiết kế nhằm cải thiện khung chính sách về ươm tạo doanh nghiệp công nghệ: một yếu tố cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Dự án sẽ hỗ trợ Bộ Khoa học và Công nghệ tạo ra một môi trường thuận lợi phù hợp cho việc thiết lập và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cũng như các khách hàng KH&CN của các cơ sở ươm tạo này. Kết quả là, dự án sẽ tạo nên những thay đổi về khung chính sách và pháp luật thông qua việc áp dụng thử nghiệm tại hai cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (một ở Hà Nội và một ở TP. Hồ 1 Chí Minh) và hợp phần xây dựng năng lực thông qua Qũy InnoFund là quỹ dùng để hỗ trợ công tác quản lý của các cơ sở ươm tạo khác và các khách hàng của họ trên khắp Việt Nam. Thực tiễn tốt nhất và các bài học kinh nghiệm sẽ được đúc rút thông qua một hệ thống theo dõi toàn diện và các kết quả đạt được sẽ được phản hồi vào việc xây dựng chính sách. Dự án có các kết quả dự kiến như sau: 2. Kết quả 1: Củng cố khung pháp lý về hỗ trợ các DNKHCN vừa và nhỏ và vườn ươm doanh nghiệp công nghệ. Kết quả 2: Chính sách phát triển vườn ươm được củng cố thông qua thí điểm hai vườn ươm doanh nghiệp một cửa để xác định các thực tiễn tốt nhất và rút ra các bài học kinh nghiệm. Kết quả 3: Chính sách phát triển vườn ươm được củng cố thông qua thí điểm Quỹ hạt giống Innofund hỗ trợ quá trình tiền ươm tạo và ươm tạo các DNKHCN vừa và nhỏ tiềm năng để xác định các thực tiễn tốt nhất và rút ra các bài học kinh nghiệm. Kết quả 4: Thiết lập và vận hành một khung theo dõi và đánh giá để đảm bảo đạt các kết quả dự án và đưa vào quá trình xây dựng chính sách. Mục tiêu và yêu cầu công việc Chuyên gia về Chính sách khoa học và công nghệ (KH&CN) và Quản lý giám sát sẽ cung cấp các hướng dẫn kỹ thuật và chuẩn bị tất cả các hoạt động cho Kết quả 1 “Củng cố khung pháp lý về hỗ trợ các doanh nghiệp KH&CN vừa và nhỏ cũng như các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (TBIs)” (Kết quả 1). Chuyên gia Chính sách KH&CN và Quản lý giám sát chịu sự giám sát của các Điều phối viên dự án và phối hợp chặt chẽ với Chuyên gia tư vấn quốc tế. Chuyên gia Chính sách KH&CN và Quản lý giám sát cũng sẽ chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện Kết quả 1. Chuyên gia này sẽ thực hiện các yêu cầu công việc chính sau: Lập kế hoạch, tổ chức triển khai và quản lý các hoạt động thuộc Kết quả 1 Là đầu mối liên hệ của ban QLDA với các Chuyên gia tư vấn quốc tế cho Kết quả 1, điều phối và giám sát chất lượng các hoạt động dự án và đồng chỉ đạo (với Chuyên gia tư vấn viên quốc tế) triển khai các hoạt động của Kết quả 1; Duy trì giám sát các hoạt động trong Kết quả 1, triển khai hệ thống giám sát của dự án BIPP liên quan đến Kết quả 1 và chuẩn bị/đệ trình các báo cáo giám sát thường kỳ cho các Điều phối viên dự án; 2 Chịu trách nhiệm xây dựng TOR, giám sát chất lượng công việc của các chuyên gia tư vấn trong phạm vi Kết quả 1; Chịu trách nhiệm theo dõi các hoạt động của Dự án; Hỗ trợ Ban QLDA trong việc phối hợp với Chuyên gia tư vấn quốc tế (Kết quả 1) để xây dựng Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án 3. Yêu cầu báo cáo: Chuyên gia Chính sách KH&CN và Quản lý giám sát sẽ báo cáo với các Điều phối viên dự án. Chuyên gia Chính sách KH&CN và Quản lý giám sát thực hiện các báo cáo sau: Báo cáo giám sát định kỳ cho Kết quả 1 theo kế hoạch giám sát hàng năm; Báo cáo giám sát hàng năm cho 3 hợp phần theo kế hoạch giám sát hàng năm; Rà soát các chuỗi kết quả của dự án (Kết quả 1, 2 và 3) ít nhất một lần trong năm và chuẩn bị các luận cứ giải trình các thay đổi hoặc chưa thay đổi tạo nên chuỗi kết quả của dự án (với sự hỗ trợ của tư vấn viên quốc tế về theo dõi và giám sát). Báo cáo về việc phân tích số liệu giám sát cho cả Kết quả 1 và tổng thể dự án. Báo cáo về dữ liệu tác động tổng thể của Dự án; Báo cáo thường niên về tác động của Dự án. 4. Trình độ học vấn và kinh nghiệm: Có bằng tốt nghiệp đại học, ưu tiên quản lý lĩnh vực công, công nghệ, kinh tế hoặc c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài liệu về dự án Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp Chính sách đổi mới Chính sách phát triển Hỗ trợ xây dựng chính sáchGợi ý tài liệu liên quan:
-
50 trang 87 0 0
-
Thị trường bất động sản: Chính sách phát triển ở Việt Nam - Phần 1
163 trang 39 0 0 -
Bài giảng Chính sách phát triển - Ghi chú Bài giảng 8: Thể chế và chính sách công nghiệp hóa
6 trang 38 0 0 -
Báo cáo: Chính sách xóa đói giảm nghèo
11 trang 37 0 0 -
Bài giảng Chính sách phát triển: Bài 23 - Châu Văn Thành
11 trang 36 0 0 -
Tiểu luận Giới thiệu về vườn quốc gia Phú Quốc
14 trang 35 0 0 -
Bài giảng Chính sách phát triển: Bài 2 - Thay đổi cấu trúc kinh tế
19 trang 32 0 0 -
Báo cáo số 3348/BC-BNN-KTHT
11 trang 30 0 0 -
5 trang 29 0 0
-
Bài giảng Chính sách phát triển (2013)
8 trang 27 0 0 -
68 trang 27 0 0
-
XỨ LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU - NGHIÊN CỨU VỚI SPSS
80 trang 27 0 0 -
Luật chứng khoán - Văn bản Luật số: 70/2006/QH 11
18 trang 26 0 0 -
Quyết định số 204/2013/QĐ-SGDHCM
27 trang 24 0 0 -
Bài giảng Chính sách phát triển - Ghi chú Bài giảng 5: Mô hình Lewis
4 trang 24 0 0 -
Thị trường bất động sản: Chính sách phát triển ở Việt Nam - Phần 2
303 trang 24 0 0 -
Bài giảng Bài 5: Bằng chứng giữa các nước - James Riedel
9 trang 23 0 0 -
Sửa Luật Chứng khoán và câu chuyện về sự chờ đợi
3 trang 23 0 0 -
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Phân tích mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam
188 trang 22 0 0 -
ĐỀ ÁN: Hoạt động tuyển dụng nhân lực
26 trang 22 0 0