Tên thuốc: Frutus Mori. Tên khoa học: Morus alba L. Tên thường gọi: Trái Dâu. Bộ phận dùng: quả chín. Tính vị: vị ngọt, tính hàn. Qui kinh: Vào kinh Tâm, Can và Thận. Tác dụng: tư âm, sinh huyết, tăng dịch và chống khát, nhuận trường. Chủ trị: - Âm suy và thiếu máu như hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt, ù tai, điếc, mất ngủ, bạc tóc sớm: Dùng phối hợp tang thầm với hà thủ ô, nữ tinh tử và mặc hạn liên. - Khát và khô miệng do thiếu dịch trong cơ thể hoặc đái...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dược vị Y Học: TANG THẦM TANG THẦMTên thuốc: Frutus Mori.Tên khoa học: Morus alba L.Tên thường gọi: Trái Dâu.Bộ phận dùng: quả chín.Tính vị: vị ngọt, tính hàn.Qui kinh: Vào kinh Tâm, Can và Thận.Tác dụng: tư âm, sinh huyết, tăng dịch và chống khát, nhuận trường.Chủ trị:- Âm suy và thiếu máu như hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt, ù tai, điếc, mất ngủ, bạctóc sớm: Dùng phối hợp tang thầm với hà thủ ô, nữ tinh tử và mặc hạn liên.- Khát và khô miệng do thiếu dịch trong cơ thể hoặc đái đường biểu hiện khát thèmuống nước, đái nhiều và mệt mỏi: Dùng phối hợp tang thầm với mạch đông, nữtrinh tử và thiên hoa phấn.- Táo bón do khô ruột: Dùng phối hợp tang chi với hắc chi ma, hà thủ ô và hoạt manhân.Bào chế: thu hái từ tháng 4 đến tháng 6, rửa sạch và phơi nắng.Liều dùng: 10-15g.Kiêng kỵ: không dùng trong trường hợp tiêu chảy do hàn và Tỳ, Vị kém. TẠO GIÁC (Quả Bồ Kết)Tên khoa học: gleditschia australis HemslHọ Vang (Caesalpiniaceae).Bộ phận dùng: quả (bỏ hột). Quả chín khô, chắc cứng, thịt dày, không sâu mọt làtốt.Thành phần hoá học: có chất Saponin khoảng 10%.Tính vị: vị cay, mặn, tính ôn.Quy kinh: Vào kinh Phế và Đại trường.Tác dụng: thông khiếu, tiêu đờm, trừ phong, nhuyễn kiên.Chủ trị: trúng phong, cấm khẩu, trị đờm suyễn, đau cổ, họng nghẹn.Liều dùng: Ngày dùng 8 - 6g.Cách bào chế:Theo Trung Y: Ngâm nước một đêm, cạo sạch vỏ ngoài, tẩm mỡ sữa nướng đinướng lại cho thấu, bỏ hột (cứ một lạng Tạo giác dùng 5 đồng cân mỡ) (Lôi CôngBào Chích Luận).Tẩm mật nướng: có khi tẩm mỡ sữa vắt lấy nước, có khi đốt cháy tuỳ từng trườnghợp.Theo kinh nghiệm Việt Nam: Tẩm nước cho mềm, bỏ vỏ đen ở ngoài, tước bỏ haisống, bỏ hột sấy khô. Sau đó có thể sao qua, hoặc lùi trong tro nóng cho giòn rồitán bột làm hoàn tán, hay làm viên đạn để làm cho trung tiện.Có thể ngâm rượu trắng (1/4) để ngậm trị răng.Bẻ ra, cho vào lò than đốt, lấy khói để tẩy uế, chống lạnh.Bảo quản: dễ bị mọt, nếu chưa bào chế thì chống mọt, năng phơi, tránh ẩm. Bàochế rồi đậy kín.Kiêng ky: không phải thực tà nguy cấp thì không nên dùng. TẦM CỐT PHONGTên thuốc: Herba Aristolochiae Mollissimae.Tên khoa học: Aristolochia mollissima Hance.Bộ phận dùng: toàn bộ cây.Tính vị: vị cay, đắng,tính ôn.Qui kinh: Vào kinh Can.Tác dụng: trừ phong thấp. Thông kinh lạc và giảm đau.Chủ trị:. Phong thấp ngưng trệ biểu hiện như đau khớp, tê cứng chân tay, co thắt gân vàcơ, đau do chấn thương ngoài: Dùng riêng Tầm cốt phong dưới dạng thuốc sắchoặc ngâm trong rượu hoặc phối hợp với các dược liệu trừ phong, thấp.Bào chế: Thu hái vào mùa hè hoặc thu, rửa sạch và phơi khô.Liều dùng: 10-15g.