Tham khảo tài liệu dược vị y học: thiên nam tinh, y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dược vị Y Học: THIÊN NAM TINH THIÊN NAM TINHTên thuốc: Rhizoma ArisaematisTên khoa học: Arisaema consanguinesum schott; Arisaema amurense Maxim;Arisaema heterophyllum Bl.Họ Ráy (Araceae)Bộ phận dùng: củ. Có củ cái chung quanh củ non; củ tròn ngoài xám đen, trong sắctrắng. Thường lấy củ cái to bằng quả trứng gà làm nam tinh và củ con bé hơn làBán hạ.Là củ chóc chuột chia làm 3 phần, phần lớn ở giữa, hai phần bên như 2 cánh xoèra. Chóc chuột thường có ở khắp nơi nên trồng trọt và thu hái dễ hơn cây Chóc ri.Tính vị: vị cay, đắng, ngứa, tính ẩm, có độc.Quy kinh: Vào kinh Phế, Can và Tỳ.Tác dụng: giáng khí, tiêu đờm thấp. Nói chung giống như Bán hạ nhưng mạnh hơn.Chủ trị: trị ho, chỉ ẩu thổ thương hàn, trị bạch đái, bạch trọc.- Ho đờm ẩm biểu hiện như đờm nhiều, loãng và trắng và cảm giác tức ngực: dùngThiên nam tinh với Bán hạ, Trần bì và Chỉ thực trong bài Đạo Đờm Thang.- Nhiệt đờm ở Phế biểu hiện như ho có đờm nhiều, vàng và đặc và cảm giác tứcngực: dùng Thiên nam tinh với Hoàng cầm và Thiên hoa phấn.- Đờm phong biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, khò khè, liệt mặt, co giật và cơnco giật kiểu uốn ván: dùng Thiên nam tinh với Bán hạ, Thiên ma và Bạch phụ tử.Bào chế: đào củ vào mùa thu hoặc mùa đông. Sau khi bỏ rễ xơ và vỏ rễ phơi khôdưới nắng và thái thành lát mỏng.Theo Trung Y: Một cân Nam tinh chế thì dùng độ 7 cân nước mật bò. Bỏ bột Namtinh vào chậu, lấy nước mật bò đổ vào trộn đều, mùa hè phơi nắng, mùa đông sấythan, làm cho nó mốc meo. Sau 15 ngày lại cho nước mật bò, đổ vào nồi đồ liền 3ngày, lại để cho lên mốc meo, sau mỗi ngày quấy lên một lần. Sau 1 tháng lại làmnhư trên (3 lần). Cuối cùng sấy nhẹ cho đến khô. Đem đồ lại lần nữa cho nó mềmdịu, xúc bỏ vào túi mật treo khô là được.Theo kinh nghiệm Việt Nam: Lấy Nam tinh sống tán bột. Dùng túi mật bò (khôngdùng mật trâu) đổ mật ra. Lấy một số bột tương đương với túi mật nhào trộn đều,bỏ vào túi mật như cũ, buộc chặt phơi trên giàn bếp cho khô (6 tháng). Sau đó làmlại 3 - 4 lần như trên là được.Bảo quản: rất dễ mốc mọt nên cần để nơi khô ráo, kín. Có thể sấy hơi diêm sinh.Liều dùng: 5-10g.Kiêng kỵ: Không dùng Thiên nam tinh cho phụ nữ có thai, người bị âm hư, đờmdo táo. THIÊN NIÊN KIỆNTên thuốc: Rhizoma Homalomenae.Tên khoa học: Homalomena affaromatica RoxbHọ Ráy (Araceae)Bộ phận dùng: thân, rễ. Rễ to, khô, có nhiều x ơ cứng sù sì, sắc nâu hồng, m ùithơm hắc, chắc cứng, ngoài xơ mà giữa nhiều thịt không mốc là tốt.Thành phần hoá học: rễ khô kiệt c òn 0,8 - 1% tinh dầu (chủ yếu là Linalola,Tecpineola...)Tính vị: vị đắng cay hơi ngọt, tính ôn.Quy kinh: Vào kinh Can và Thận.Tác dụng: tán phong, trừ thấp, mạnh gân cốt, giảm đau tiêu hoá.Chủ trị: trị phong thấp tê đau, trị nhức mỏi gân xương, đau dạ dày, người giàyếu dùng càng tốt.- Phong, thấp ngưng trệ biểu hiện như cảm giác lạnh và đau ở lưng dưới và đầugối và co thắt hoặc tê cứng chân: Dùng Thiên niên kiện ngâm rượu với Hổ cốt,Ngưu tất và Câu kỷ tử.Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.Cách Bào chế:Theo Trung Y: Lấy rễ đã chế khô mài với rượu mà uống, hoặc mài với nướcthuốc chứ không nên sắc, bay mất m ùi thơm.Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ kín cho mềm, thái lát ph ơi râm hoặcsấy nhẹ lửa cho khô. Khi d ùng thì lấy thứ lát khô ngâm r ượu uống hoặc xoabóp, hoặc phối hợp với thuốc khác tán bột làm hoàn. Cũng có thể dùng tươi giãnát, sao nóng bóp vào chỗ đau nhức.Bảo quản: dễ mốc nên phải để nơi khô ráo, mát, tránh ẩm nóng, để giữ tinhdầu.Kiêng kỵ: âm hư nội nhiệt kiêng dùng và kiêng ăn rau Cải củ.