Danh mục

ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN TRONG CHIẾN TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

Số trang: 15      Loại file: doc      Dung lượng: 130.00 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong tất cả các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta, lực lượng của ta bao giờ cũng kém địch kể cả số lượng và trang bị kỹ thuật, vật chất, nhất là trong thời kỳ đầu của chiến tranh. Để đánh thắng một kẻ địch mạnh hơn ta về quân sự, ta không thể chỉ đánh bằng các lực lượng vũ trang, mà phải đánh bằng tất cả sức mạnh tinh thần, vật chất, sự sáng tạo, trí thông minh của cả dân tộc. Trong lịch sử tất cả các cuộc chiến tranh chống xâm lược...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN TRONG CHIẾN TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954) ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN TRONG CHIẾN TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954) 1. Lời mở đầu: Trong tất cả các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta, lực lượng của ta bao giờ cũng kém địch kể cả số lượng và trang b ị k ỹ thuật, vật chất, nhất là trong thời kỳ đầu c ủa chi ến tranh. Đ ể đánh th ắng một kẻ địch mạnh hơn ta về quân sự, ta không thể chỉ đánh bằng các l ực lượng vũ trang, mà phải đánh bằng tất cả sức mạnh tinh thần, vật chất, sự sáng tạo, trí thông minh của cả dân tộc. Trong lịch sử tất cả các cuộc chiến tranh chống xâm lược đã thắng lợi đều là những cuộc chiến tranh mà toàn thể nhân dân ta đã trực tiếp cùng các lực l ượng vũ trang c ủa mình đánh giặc bằng mọi cách đánh. Và các lực lượng vũ trang đó làm nòng c ốt cho toàn dân đánh giặc. “Toàn dân và dân quân, du kích bổ sung cho quân dội chính quy. Dân quân nhiều làng, nhiều tổng họp l ại cùng đánh, có th ể thành bộ đội du kích địa phương, bộ đội du kích địa ph ương ti ến b ộ, h ọp lại cùng đánh, có thể thành quân chính quy”. Tư tưởng toàn dân đánh giặc có từ bao giờ? Điều này khó mà xác định được. Chỉ biết rằng khi đất nước lâm nguy mọi người đều sát cánh bên nhau, xông lên giết giặc cứu nước. Như cậu Gióng mới lên ba tuổi, thậm chí còn chưa biết nói, chưa biết bò, vậy mà khi có giặc ngoại xâm, cậu cũng đứng lên giết giặc, bảo vệ tổ quốc. Và cao cả hơn là hình ảnh toàn thể dân làng góp gạo để nuôi cậu chóng lớn rồi ra trận đánh gi ặc. Chuyện có vẻ khó tin nhưng từ trong nó toát ra một giá trị tinh thần to lớn. Trên thực tế, trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, không ít nhi đ ồng đã chiến đấu dũng cảm, góp phần xương máu cho độc lập tự do của tổ quốc. Ngoài ra ta cũng có thể thấy được ngay từ xưa, cha ông ta đã biết dựa vào dân, huy động sức mạnh của toàn dân khi đ ất n ước lâm nguy. Trái lại, vua Thục (vào thế kỉ II TCN) cậy có nỏ thần, quân mạnh, thành cao, hào sâu đâm ra khinh địch không chú trọng đến phát triển sức mạnh toàn dân nên bị Triệu Đà cướp nước. không những thế Thục Vương còn phải rút gươm chém đầu người con gái do mình rứt ruột đẻ ra, còn nỗi đau nào bằng? Thời Lý – Trần, cuộc chiến tranh toàn dân diễn ra trong điều kiện quốc gia độc lập có chủ quyền, nhân dân vừa là chỗ dựa của triều đình, của quân đội, vừa trực tiếp tham gia đánh giặc gi ữ nước, b ảo v ệ kinh thành. Nghệ thuật dựng binh là lấy dân làm điểm tựa quan trọng. Cả nhà Lý và nhà Trần đều định chế độ binh dịch theo kiểu “ Ngụ binh ư nông”, quân lính thời bình chia phiên về sản xuất và khi có bi ến thì m ọi đinh tráng đều được chiếu sổ gọi ra phục vụ quân đội. Việc xây dựng lực lượng vũ trang đều theo cách thức xây dựng nhiều thứ quân để huy động được nhân dân tham gia trực tiếp chiến đấu: quân ch ủ lực của tri ều đình, quân các lộ (và quân của các vương hầu), dân binh ( hương binh các làng xã, thổ binh các bản, nguồn, động…). Lực lượng được tổ chức hợp lý, phân công và phối hợp chặt chẽ giữa quân triều đình, quân các lộ và dân binh, đồng thời huy động được nhân dân tham gia đúng thời cơ. Đ ặc bi ệt là trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên dưới thời Trần, do đã phát động được toàn dân đánh giặc, do đã kết hợp được lực lượng chiến đấu của vũ trang chủ lực, địa phương và dân binh, kết hợp đánh du kích với đánh tập trung nên cả ba lần đều thắng lợi. Còn cuộc kháng chiến đời nhà Hồ do không phát động được toàn dân đánh giặc mà chỉ có lực lượng vũ trang của chính quyền trung ương, dựa vào thành cao hào sâu, phòng ngự đơn độc chống lại quân nhà Minh nên đã thất bại. Khởi nghĩa Lam Sơn kiến lập nhà Hậu Lê là cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân giành lại độc lập dân tộc, nhân dân và lực lượng vũ trang phối hợp trên nhiều lĩnh vực khá toàn diện, tính chất dĩ dân và tính ch ất vi dân bộc lộ rõ ràng hơn và được kết hợp khá sâu sắc. Trên thực tế, toàn bộ sự nghiệp Lam Sơn đã dựa vào dân để phát động khởi nghĩa và nêu cao đại nghĩa, từ nhân dân mà xây dựng, phát triển lực lượng. Khi còn y ếu thế, nghĩa quân luôn được nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc, chở che. Khi đã lớn mạnh, đủ sức đánh chiếm các thành, các vùng thì nhân dân h ết lòng ủng hộ, nô nức đóng góp sức người, sức của và làm hậu thuẫn tinh thần to lớn. Sở dĩ có thể thực hiện được điều đó là nh ờ chính sách vi dân nh ất quán của Lê Lợi – Nguyễn Trãi, với tư tưởng chủ đạo “việc nhân nghĩa cốt ở an dân”. Trên thực tế, nghĩa quân ở thời kỳ gây dựng lực lượng đã thực hiện tốt vai trò một “đội quân công tác”, sẻ chia gánh nặng và cùng dân lo xây dựng hậu phương, căn cứ địa kháng chiến; khi đánh chi ếm kho lương của giặc đều chia cho dân để bồi dưỡng sức dân. Chính sách bình công ban thưởng cả nước, miễn thuế cho dân sau chiến thắng, nh ất là k ế sách “ngoại giao mềm” để dân yên ổn làm ăn… đều thể hiện tinh thần vi dân sâu sắc. Nghệ thuật mở đầu chiến tranh là vừa đánh, vừa gây dựng lực lượng, nên cách đánh du kích là chủ yếu và theo đó, lực lượng vũ trang thực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: