Danh mục

Fintech có làm thay đổi sức mạnh thị trường của ngân hàng tại Việt Nam?

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 794.25 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Fintech có làm thay đổi sức mạnh thị trường của ngân hàng tại Việt Nam?" tập trung vào tổng quan ảnh hưởng của Fintech đến sức mạnh thị trường của các ngân hàng tại Việt Nam. Chúng tôi chỉ ra các khái niệm về Fintech và ngân hàng, đồng thời phân tích mối quan hệ giữa hai đối tượng này. Kết quả tổng quan nghiên cứu cho thấy Fintech có tác động đáng kể đến sức mạnh thị trường của các ngân hàng qua hai phương thức đổi mới là đổi mới công nghệ và đổi mới kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Fintech có làm thay đổi sức mạnh thị trường của ngân hàng tại Việt Nam? FINTECH CÓ LÀM THAY ĐỔI SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG CỦA NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM?Tran Thi Kim Nhung*, Nguyen Thi Nguyet Anh, Duong Hong Ngoc, Pham Linh Ngan, Tang Thi Thao Nhung, Ngo Thi Ha Vi Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. * Tác giả liên hệ: nhungtk.neu@gmail.com TÓM TẮT Công nghệ tài chính (Fintech) đã nhanh chóng trở thành một lĩnh vực đột phá trong ngành ngân hàng tài chính, đồngthời tạo ra những thay đổi đáng kể đối với sức mạnh thị trường của các ngân hàng. Nghiên cứu này chúng tôi tập trungvào tổng quan ảnh hưởng của Fintech đến sức mạnh thị trường của các ngân hàng tại Việt Nam. Chúng tôi chỉ ra các kháiniệm về Fintech và ngân hàng, đồng thời phân tích mối quan hệ giữa hai đối tượng này. Kết quả tổng quan nghiên cứucho thấy Fintech có tác động đáng kể đến sức mạnh thị trường của các ngân hàng qua hai phương thức đổi mới là đổi mớicông nghệ và đổi mới kinh doanh. Bằng cách phân tích các xu hướng, thay đổi và tiềm năng của hai phương thức đổimới, các nghiên cứu nhận thấy rằng Fintech đã tạo ra một loạt các cơ hội mới cũng như thách thức đối với ngân hàng. Đểtận dụng tiềm năng của Fintech và đồng thời đảm bảo sự bền vững cho ngân hàng, các tổ chức tài chính cần đưa ra cácchiến lược phù hợp như hợp tác với các công ty Fintech, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để cải thiện khảnăng thích ứng với sự thay đổi. Điều này sẽ giúp ngân hàng tại Việt Nam duy trì và gia tăng sức mạnh thị trường củamình trong bối cảnh công nghệ tài chính tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Từ khóa: Fintech, ngân hàng truyền thống, sức mạnh thị trường.1. Mở đầu Ngành tài chính ngân hàng luôn là một lĩnh vực đáng quan tâm đối với bất kỳ quốc gia nào, vì vai trò quan trọng củanó trong việc quản lý và điều hành hệ thống tài chính của một quốc gia. Đặc biệt, sự xuất hiện và phát triển của côngnghệ tài chính (Fintech) đã tạo ra một số biến đổi đáng chú ý trong thị trường ngành này. Công nghệ Fintech đã mangđến những giải pháp mới và sáng tạo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các công nghệ như mobile banking, thanh toándi động và giao dịch không dùng tiền mặt dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng. Hiển nhiên, sự hiện diện đồng thờicủa hệ thống tài chính truyền thống (ngân hàng) và tiên tiến (Fintech) đã tạo ra không ít biến đổi trong ngành tài chínhngân hàng. Điều này tạo ra một môi trường nghiên cứu đa dạng và thú vị, khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu về tầm quantrọng của Fintech và cách thức nó ảnh hưởng đến các quy trình và mô hình kinh doanh truyền thống. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tác động của Fintech tới ngành tài chính ngân hàng thường chỉ được tiếp cận theomột trong hai khía cạnh: “công ty Fintech” (Võ Xuân Vinh và cộng sự, 2021), hoặc “các sản phẩm tài chính ứng dụngcông nghệ” (Dương Tấn Khoa, 2019; Đào Duy Tùng, 2021), hiếm có một bài nghiên cứu nào kết hợp được cả hai và đưara một cái nhìn bao quát về sự tác động của hai góc độ tiếp cận này. Vấn đề này cũng khá tương đồng với các bài nghiêncứu nước ngoài. Thậm chí, các kết quả nghiên cứu này còn có thêm một nhược điểm là thường được nghiên cứu tại mộtphạm vi quá rộng (Murinde và cộng sự, 2022) hoặc tại các quốc gia phương Tây (Romānova & Kudinska, 2016; Navarettivà cộng sự, 2018, Jünger & Mietzner, 2020) không có nhiều sự tương đồng trong bối cảnh xã hội kinh tế với Việt Nam.Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu được thực hiện riêng ở Trung Quốc (Lee và cộng sự, 2021; Qi và cộng sự, 2022) - quốcgia gần với Việt Nam, song thị trường Fintech ở đất nước này được xem là lớn nhất thế giới (Navaretti và cộng sự, 2018).Nhìn chung, các kết quả trên khó có thể dùng để suy rộng cho Việt Nam. Vì vậy, nhóm tác giả hy vọng bài viết này sẽcung cấp một góc nhìn tổng thể hơn về thực trạng của Fintech tại Việt Nam (gồm thực trạng hoạt động của công ty Fintechvà việc áp dụng công nghệ tài chính tại các ngân hàng), từ đó nêu ra một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả tài chínhngân hàng tại Việt Nam.2. Tổng quan nghiên cứu về Fintech và sức mạnh thị trường của ngân hàng truyền thống2.1. Tổng quan về Fintech 379 Thuật ngữ Fintech là viết tắt của financial technology và được đề cập lần đầu tiên vào đầu những năm 1990 bởiChủ tịch Citicorp, John Reed, trong bối cảnh một liên minh mới được thành lập có tên là Smart Card Forum. Hiện nay,đã có rất nhiều những định nghĩa từ các học giả khác nhau về “Fintech”. Trong bài nghiên cứu về Fintech của mình, Ernst& Young LLP (2016) định nghĩa Fintech như những tổ chức tăng trưởng cao kết hợp mô hình kinh doanh và công nghệsáng tạo để kích thích, nâng cao và làm đảo lộn ngành tài chính. Patrick Schueffel trong bài viết của mình Taming theBeast: A Scientific Definition of Fintech cố gắng định nghĩa thuật ngữ Fintech dựa trên quá trình xem xét hơn 200 bàibáo học thuật đề cập đến thuật ngữ Fintech (Schueffel, 2016). Cuốn sách Fintech in Germany định nghĩa Fintech làcác công ty hoặc đại diện của các công ty kết hợp dịch vụ tài chính với công nghệ hiện đại, sáng tạo (Dorfleitner vàcộng sự, 2017). Fintech còn được biết tới là những đổi mới công nghệ hỗ trợ và cho phép ngân hàng và các dịch vụ tàichính khác, có thể làm đảo lộn ngành công nghiệp dịch vụ tài chính và/hoặc làm cho nó hiệu quả hơn (Larsen và cộngsự, 2017). Từ tổng quan các định nghĩa về Fintech thì định nghĩa của Patrick (2016): Fintech là một ngành công nghiệp tàichính mới áp dụng công nghệ để cải thiện dịch vụ tài chính được lựa chọn sử dụng trong nghiên cứu này.2.1.1. Tổng quan hệ sinh thái Fintech Để hiểu được sự cạnh tranh và hợp tác trong đổi mới Fintech, trước tiên chúng ta phải phân tích hệ sinh thái. Một hệsinh thái Fin ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: