![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Giá lương thực tăng: Cơ hội cho Campuchia
Số trang: 10
Loại file: doc
Dung lượng: 111.50 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Theo IPS, chính phủ Campuchia đã nhìn thấy cơ hội cho đất nước khi giá
lương thực trên thế giới tăng cao có thể mang lại vận may cho nền kinh tế
dựa vào nông nghiệp của họ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Campuchia và
nước ngoài, có nhiều cơ hội để Campuchia tăng sản lượng lúa, hoa quả, rau
và các vụ mùa khác, nhưng những thách thức về kinh tế, vật chất và địa lý
cũng rất lớn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá lương thực tăng: Cơ hội cho Campuchia Giá lương thực tăng: Cơ hội cho Campuchia? Theo IPS, chính phủ Campuchia đã nhìn thấy cơ hội cho đất nước khi giá lương thực trên thế giới tăng cao có thể mang lại vận may cho nền kinh tế dựa vào nông nghiệp của họ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Campuchia và nước ngoài, có nhiều cơ hội để Campuchia tăng sản lượng lúa, hoa quả, rau và các vụ mùa khác, nhưng những thách thức về kinh tế, vật chất và địa lý cũng rất lớn. Dù Campuchia có tăng sản lượng lương thực (như gạo) đi chăng nữa thì người ta vẫn nghi ngờ liệu những người nông dân có quy mô nhỏ có tận dụng được cơ hội này không? Bộ trưởng Thương mại Campuchia Cham Pradish nói với tờ 'Cambodia Daily' hồi đầu tháng 5 rằng cuộc khủng hoảng lương thực đã tạo cơ hội cho đất nước này trở thành vựa lúa gạo của thế giới. Ở Campuchia lúc này, 'chúng tôi coi gạo là vàng'. Giá lương thực, đặc biệt là gạo, tăng lên khiến chính phủ Campuchia phải xem xét lại chiến lược kinh tế và chú trọng hơn đến nông nghiệp. Chính phủ nước này muốn tăng gấp đôi diện tích trồng gạo lên 5 triệu ha. Chính phủ Campuchia và các nhà tài trợ cũng đặt hy vọng vào nông nghiệp như là một cách để xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, nơi có tới 80% trong tổng số 14 triệu dân Campuchia sinh sống, trong đó ước tính có đến 90% là người nghèo. Mahfuz Ahmed, một nhà kinh tế nông nghiệp kỳ cựu của Bộ phận phụ trách Đông Nam châu Á thuộc Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) nói: 'Ước tính chỉ có 7 đến 8% trong tổng sản lượng gạo của Campuchia được bán trên thị trường quốc tế. Chỉ cần thêm 3 triệu tấn nữa lưu thông trên thị trường sẽ làm cho họ trở thành một nước đóng vai trò lớn trên thị trường gạo, nhưng trước hết họ phải nâng cao chất lượng và sản lượng'. Ông Yang Sang Koma, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Campuchia (CEDAC), nói: 'Chúng tôi có tiềm năng trở thành một nhà cung cấp gạo chủ chốt trên thị trường thế giới sau Thái Lan và Việt Nam. Chúng tôi có khả năng thay thế Việt Nam, nước đã ở đỉnh cao trong khả năng của họ. Đó là thực tế, nhưng chính phủ Campuchia phải có chính sách rõ ràng'. Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ khác cho rằng Campuchia cần chú trọng hơn đến nông nghiệp và chỉ rõ rằng sản xuất nông nghiệp thành công ở Trung Quốc và Việt Nam được coi như một đòn bẩy cho tốc độ phát triển công nghiệp và sản xuất nói chung. Campuchia đã sản xuất được nhiều gạo hơn mức tiêu thụ trong nước, khoảng từ 2 đến 4 triệu tấn/năm từ giữa những năm 1990. Mặc dù đất canh tác cũng tăng trong thập kỷ qua, vượt quá 2,5 triệu ha trong năm 2006 nhưng vẫn nằm trong số các nước thấp nhất trong khu vực. Theo ông Ahmed, sản lượng trung bình chỉ đạt 2,5 tấn/ha, có nơi đạt 3 tấn/ha, nhưng hầu hết chỉ đạt 1 đến 1,5 tấn/ha; trong khi Việt Nam đạt 4 triệu tấn/ha. Trong niên vụ 2007-2008, Campuchia xuất khẩu 1,48 triệu tấn gạo. Chính phủ muốn tăng lượng xuất khẩu này lên 5 triệu tấn, bên cạnh việc tăng sản xuất các vụ đậu, hạt điều và ngô. Ông Ahmed cho biết 10 năm trước đây, Campuchia không sản xuất đủ lương thực, vì vậy giờ đây họ xuất khẩu được bao nhiêu gạo thì đấy cũng là một thành tích đáng kể. Tuy nhiên, diện tích canh tác hiện nay vẫn còn thấp hơn diện tích canh tác của những năm 1960. Ông Thomas Keustas, Giám đốc Chương trình lương thực thế giới (WFP) ở Campuchia cũng tán thành nhận xét trên và nói: 'Giá gạo tăng lên sẽ tốt cho Campuchia. Vấn đề là lượng thu hoạch gạo tăng lên bao nhiêu thì chi phí cho sản xuất cũng tăng lên bấy nhiêu. Nông dân đang đứng trước sức ép về lạm phát. Phân bón tăng gấp đôi, nhiên liệu cũng tăng 6 đến 7% trong 6 tháng qua'. Giá gạo đang là một trở ngại cho việc tăng sản lượng nông nghiệp. Ngoài ra còn các trở ngại khác như thiếu giống, thiếu thông tin kỹ thuật, việc sở hữu đất đai không chắc chắn ở hầu khắp đất nước, và cơ sở hạ tầng, như đường sá và hệ thống tưới tiêu yếu kém. Việc những người nông dân sản xuất trên quy mô nhỏ không tiếp cận được các khoản cho vay cũng là một hạn chế đáng kể. Các số liệu cho biết chỉ có 4% tổng số tiền cho vay của ngân hàng được dành cho nông nghiệp. Những 'hàng rào' này làm cho Campuchia gặp khó khăn trong việc cạnh tranh năng suất với Thái Lan và Việt Nam, nơi giao thông, phân bón và thuốc trừ sâu rẻ hơn. Một nhà quan sát giấu tên nói: 'Tất cả những nhân tố này có nghĩa là nông dân không ở vị trí thuận lợi để tận dụng việc tăng giá gạo. Họ phải bán sản phẩm của họ sau vụ thu hoạch bởi vì chi phí sản xuất quá cao so với thu nhập của họ, hầu hết là bán cho các nhà buôn Việt Nam và Thái Lan, những người đi đến từng nhà một để mua gạo chỉ sau vụ thu hoạch vài ngày. Vấn đề hiện nay là liệu chính phủ Campuchia có thiện chí chính trị để chuyển ưu tiên trên mọi lĩnh vực sang tăng cường ưu tiên cho nông dân hay không? Trong khi các chuyên gia cho rằng lúc này chính phủ Campuchia cần coi trọng đến việc thu hoạch tốt vụ mùa năm tới và cần làm nhiều việc để đảm bảo rằng nông dân có thể tận dụng được cơ hội giá lương thực đang lên cao này. Vietstock Giá lương thực tăng: Cơ hội cho Campuchia? Theo IPS, chính phủ Campuchia đã nhìn thấy cơ hội cho đất nước khi giá lương thực trên thế giới tăng cao có thể mang lại vận may cho nền kinh tế dựa vào nông nghiệp của họ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Campuchia và nước ngoài, có nhiều cơ hội để Campuchia tăng sản lượng lúa, hoa quả, rau và các vụ mùa khác, nhưng những thách thức về kinh tế, vật chất và địa lý cũng rất lớn. Dù Campuchia có tăng sản lượng lương thực (như gạo) đi chăng nữa thì người ta vẫn nghi ngờ liệu những người nông dân có quy mô nhỏ có tận dụng được cơ hội này không? Bộ trưởng Thương mại Campuchia Cham Pradish nói với tờ 'Cambodia Daily' hồi đầu tháng 5 rằng cuộc khủng hoảng lương thực đã tạo cơ hội cho đất nước này trở thành vựa lúa gạo của thế giới. Ở Campuchia lúc này, 'chúng tôi coi gạo là vàng'. Giá lương thực, đặc biệt là gạo, tăng lên khiến chính phủ Campuchia phải xe ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá lương thực tăng: Cơ hội cho Campuchia Giá lương thực tăng: Cơ hội cho Campuchia? Theo IPS, chính phủ Campuchia đã nhìn thấy cơ hội cho đất nước khi giá lương thực trên thế giới tăng cao có thể mang lại vận may cho nền kinh tế dựa vào nông nghiệp của họ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Campuchia và nước ngoài, có nhiều cơ hội để Campuchia tăng sản lượng lúa, hoa quả, rau và các vụ mùa khác, nhưng những thách thức về kinh tế, vật chất và địa lý cũng rất lớn. Dù Campuchia có tăng sản lượng lương thực (như gạo) đi chăng nữa thì người ta vẫn nghi ngờ liệu những người nông dân có quy mô nhỏ có tận dụng được cơ hội này không? Bộ trưởng Thương mại Campuchia Cham Pradish nói với tờ 'Cambodia Daily' hồi đầu tháng 5 rằng cuộc khủng hoảng lương thực đã tạo cơ hội cho đất nước này trở thành vựa lúa gạo của thế giới. Ở Campuchia lúc này, 'chúng tôi coi gạo là vàng'. Giá lương thực, đặc biệt là gạo, tăng lên khiến chính phủ Campuchia phải xem xét lại chiến lược kinh tế và chú trọng hơn đến nông nghiệp. Chính phủ nước này muốn tăng gấp đôi diện tích trồng gạo lên 5 triệu ha. Chính phủ Campuchia và các nhà tài trợ cũng đặt hy vọng vào nông nghiệp như là một cách để xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, nơi có tới 80% trong tổng số 14 triệu dân Campuchia sinh sống, trong đó ước tính có đến 90% là người nghèo. Mahfuz Ahmed, một nhà kinh tế nông nghiệp kỳ cựu của Bộ phận phụ trách Đông Nam châu Á thuộc Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) nói: 'Ước tính chỉ có 7 đến 8% trong tổng sản lượng gạo của Campuchia được bán trên thị trường quốc tế. Chỉ cần thêm 3 triệu tấn nữa lưu thông trên thị trường sẽ làm cho họ trở thành một nước đóng vai trò lớn trên thị trường gạo, nhưng trước hết họ phải nâng cao chất lượng và sản lượng'. Ông Yang Sang Koma, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Campuchia (CEDAC), nói: 'Chúng tôi có tiềm năng trở thành một nhà cung cấp gạo chủ chốt trên thị trường thế giới sau Thái Lan và Việt Nam. Chúng tôi có khả năng thay thế Việt Nam, nước đã ở đỉnh cao trong khả năng của họ. Đó là thực tế, nhưng chính phủ Campuchia phải có chính sách rõ ràng'. Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ khác cho rằng Campuchia cần chú trọng hơn đến nông nghiệp và chỉ rõ rằng sản xuất nông nghiệp thành công ở Trung Quốc và Việt Nam được coi như một đòn bẩy cho tốc độ phát triển công nghiệp và sản xuất nói chung. Campuchia đã sản xuất được nhiều gạo hơn mức tiêu thụ trong nước, khoảng từ 2 đến 4 triệu tấn/năm từ giữa những năm 1990. Mặc dù đất canh tác cũng tăng trong thập kỷ qua, vượt quá 2,5 triệu ha trong năm 2006 nhưng vẫn nằm trong số các nước thấp nhất trong khu vực. Theo ông Ahmed, sản lượng trung bình chỉ đạt 2,5 tấn/ha, có nơi đạt 3 tấn/ha, nhưng hầu hết chỉ đạt 1 đến 1,5 tấn/ha; trong khi Việt Nam đạt 4 triệu tấn/ha. Trong niên vụ 2007-2008, Campuchia xuất khẩu 1,48 triệu tấn gạo. Chính phủ muốn tăng lượng xuất khẩu này lên 5 triệu tấn, bên cạnh việc tăng sản xuất các vụ đậu, hạt điều và ngô. Ông Ahmed cho biết 10 năm trước đây, Campuchia không sản xuất đủ lương thực, vì vậy giờ đây họ xuất khẩu được bao nhiêu gạo thì đấy cũng là một thành tích đáng kể. Tuy nhiên, diện tích canh tác hiện nay vẫn còn thấp hơn diện tích canh tác của những năm 1960. Ông Thomas Keustas, Giám đốc Chương trình lương thực thế giới (WFP) ở Campuchia cũng tán thành nhận xét trên và nói: 'Giá gạo tăng lên sẽ tốt cho Campuchia. Vấn đề là lượng thu hoạch gạo tăng lên bao nhiêu thì chi phí cho sản xuất cũng tăng lên bấy nhiêu. Nông dân đang đứng trước sức ép về lạm phát. Phân bón tăng gấp đôi, nhiên liệu cũng tăng 6 đến 7% trong 6 tháng qua'. Giá gạo đang là một trở ngại cho việc tăng sản lượng nông nghiệp. Ngoài ra còn các trở ngại khác như thiếu giống, thiếu thông tin kỹ thuật, việc sở hữu đất đai không chắc chắn ở hầu khắp đất nước, và cơ sở hạ tầng, như đường sá và hệ thống tưới tiêu yếu kém. Việc những người nông dân sản xuất trên quy mô nhỏ không tiếp cận được các khoản cho vay cũng là một hạn chế đáng kể. Các số liệu cho biết chỉ có 4% tổng số tiền cho vay của ngân hàng được dành cho nông nghiệp. Những 'hàng rào' này làm cho Campuchia gặp khó khăn trong việc cạnh tranh năng suất với Thái Lan và Việt Nam, nơi giao thông, phân bón và thuốc trừ sâu rẻ hơn. Một nhà quan sát giấu tên nói: 'Tất cả những nhân tố này có nghĩa là nông dân không ở vị trí thuận lợi để tận dụng việc tăng giá gạo. Họ phải bán sản phẩm của họ sau vụ thu hoạch bởi vì chi phí sản xuất quá cao so với thu nhập của họ, hầu hết là bán cho các nhà buôn Việt Nam và Thái Lan, những người đi đến từng nhà một để mua gạo chỉ sau vụ thu hoạch vài ngày. Vấn đề hiện nay là liệu chính phủ Campuchia có thiện chí chính trị để chuyển ưu tiên trên mọi lĩnh vực sang tăng cường ưu tiên cho nông dân hay không? Trong khi các chuyên gia cho rằng lúc này chính phủ Campuchia cần coi trọng đến việc thu hoạch tốt vụ mùa năm tới và cần làm nhiều việc để đảm bảo rằng nông dân có thể tận dụng được cơ hội giá lương thực đang lên cao này. Vietstock Giá lương thực tăng: Cơ hội cho Campuchia? Theo IPS, chính phủ Campuchia đã nhìn thấy cơ hội cho đất nước khi giá lương thực trên thế giới tăng cao có thể mang lại vận may cho nền kinh tế dựa vào nông nghiệp của họ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Campuchia và nước ngoài, có nhiều cơ hội để Campuchia tăng sản lượng lúa, hoa quả, rau và các vụ mùa khác, nhưng những thách thức về kinh tế, vật chất và địa lý cũng rất lớn. Dù Campuchia có tăng sản lượng lương thực (như gạo) đi chăng nữa thì người ta vẫn nghi ngờ liệu những người nông dân có quy mô nhỏ có tận dụng được cơ hội này không? Bộ trưởng Thương mại Campuchia Cham Pradish nói với tờ 'Cambodia Daily' hồi đầu tháng 5 rằng cuộc khủng hoảng lương thực đã tạo cơ hội cho đất nước này trở thành vựa lúa gạo của thế giới. Ở Campuchia lúc này, 'chúng tôi coi gạo là vàng'. Giá lương thực, đặc biệt là gạo, tăng lên khiến chính phủ Campuchia phải xe ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
mẹo tiếp thị phương pháp tiếp thị chiến lược tiếp thị chiến lược bán hàng quản trị khách hàngTài liệu liên quan:
-
4 trang 557 0 0
-
KỸ NĂNG VÀ KINH NGHIỆM CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
75 trang 240 1 0 -
Thiết lập kênh Marketing trực tuyến
20 trang 240 0 0 -
Các sai lầm phổ biến khi xây dựng chiến lược marketing nội dung (phần 1)
5 trang 213 0 0 -
Thực hành Facbook marketing từ A đến Z: Phần 2
198 trang 169 0 0 -
KẾ HOẠCH CHÀO HÀNG SỮA ANLENE - PHẦN 2
6 trang 138 0 0 -
Xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam - Phát triển thương hiệu hàng Việt
5 trang 136 0 0 -
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HAY NHẤT ĐỂ THẤU HIỂU KHÁCH HÀNG - PHẦN 5
4 trang 121 0 0 -
6 trang 111 1 0
-
Tiểu luận: Khảo sát thực trạng khách hàng, tình hình tiêu thụ của sản phẩm Omo
23 trang 108 0 0