Danh mục

Giá trị dinh dưỡng của Cá TRÔI

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.44 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cá Trôi là một loài cá nước ngọt thuộc gia đình Cá chép (Cyprinidae) rất phổ biến tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. Cá đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng và trở thành một trong những loài cá được nuôi tại nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Hoa, Việt Nam, Thái lan trong các môi trường nhân tạo từ quy mô nhò như ao, hồ cá gia đình đến các trại nuôi công nghiệp để khai thác thương mãi. Tên gọi của cá trong dân gian có những điểm cần chú ý...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị dinh dưỡng của Cá TRÔI Giá trị dinh dưỡng của Cá TRÔI Cá Trôi là một loài cá nước ngọt thuộc gia đình Cá chép (Cyprinidae) rất phổ biến tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. Cá đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng và trở thành một trong những loài cá được nuôi tại nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Hoa, Việt Nam, Thái lan trong các môi trường nhân tạo từ quy mô nhò như ao, hồ cá gia đình đến các trại nuôi công nghiệp để khai thác thương mãi. Tên gọi của cá trong dân gian có những điểm cần chú ý như Cá trôi đen thật sự là Cá trắm đen (Black carp= Mylopharyngodon piceus) và Cá trôi Ấn độ (Cá Rohu, Labeo rohita) là một loài khác hẳn với cá trôi Việt. Mật và ruột cá trám đen (bị gọi là cá trôi đen) là thủ phạm gây ra nhiều vụ ngộ độc tại Việt Nam, có thể gây chết người như tại Đồng Nai (25 tháng 11, 2006). Nhiều trường hợp nuốt mật cá trám đen, được truyền miệng là có khả năng bổ dương, kích dục thay cho..Viagra (!), đã phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện.. (Xin đọc các bài về gia đình Cá chép trong Đặc tính dinh dưỡng và Trị liệu của Cá và Thủy sản, tập 2 của cùng tác giả) Tên khoa học và các tên khác : Cirrhina= Cirrhinus molitorella thuộc họ Cyprinidae Các tên khác : Mud carp, White Lady carp Carpe de vase (Pháp), Carpa de fango (Tây Ban Nha) Giống Cirrhinus có khoảng 24 loài trong đó có những loài rất tương cận với Cá trôi Việt và gặp hay được nuôi tại Việt Nam như : Cá trôi Tàu = Chinese Mud Carp. Cirrhinus chinensis Cá trôi vảy nhỏ = Small scale Mud Carp Cirrhinus microlepsis Cá trôi Mrigal= Mrigal carp Cirrhinus cirrhosus = C. mrigala Đặc điểm sinh học : Cá có thể dài đến 30 cm, thân hình thoi dẹp. Chiều dài của thân gấp 3.3-3.8 chiều cao. Ngực và bụng tròn. Đầu lớn vừa, ngắn và rộng. Mõm tù Miệng dưới nằm ngang, hơi uốn cong, có 2 cặp râu : một đôi râu mồm dài và một đôi râu hàm tương đối nhỏ. Mắt nằm chếch trên và ở phần nửa trước đầu. Răng mọc chen chúc, có đỉnh hình móc. Vây lưng khá cao, không có tia gai cứng, viền sau vây hơi lõm xuống. Vây ngực nhỏ hơn vây bụng. Vây hậu môn ngắn.Vây đuôi chẻ sâu. Các vây đều màu xám. Thân phủ vẩy tròn to : có khoảng 7-8 vẩy ở phía trên vây ngực có sắc tố màu xanh-đen tạo thành những đốm đen nhỏ. Thân cá lưng màu xám xanh nhạt hay xám nâu, phía bụng trắng nhạt hơn. Ruột cá rất dài, gấp từ 8 đến 20 lần thân. Cá Trôi phân bố trong vùng Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam, Thái lan tại lưu vực các sông Trân châu (Pearl river, Trung Hoa) Mekong, Chao Phraya (Thái lan), sông Hồng.. Tại Việt Nam cá phân bố tự nhiên ở các sông, suối trong vùng đồng bằng, cao nguyên và được nuôi khắp nơi trong các ao, hồ, đầm, và trong cả các ao cá gia đình. Cá thường được nuôi ghép chung với các loại cá kinh tế khác như cá mè trắng, mè hoa, trám cỏ..Cá sinh sống ở vùng nước có độ sâu 5-20m. Thực phẩm của cá là các chất bã hữu cơ vụn, các vi tảo sống bám ở đáy như tảo silic, tảo xanh, các động vật nguyên sinh. Cá thuộc loại có trọng khối trung bình 0.5 kg , cá lớn đạt đến 5 kg, tuy nhiên thường khai thác ở mức 0.3-1 kg. Cá nuôi nhân tạo thành thục ở lứa tuổi 3 năm (khi dài 25cm, cân nặng 0.30 kg). Sức tăng trưởng tùy thuộc vào điều kiện nuôi và nguồn thức ăn. Cá kỷ lục, bắt tại Quảng đông năm 2004, có chiều dài đến 100cm và nặng 11.25 kg. Trong môi trường tự nhiên, khoảng thời gian cuối Xuân, đầu Hè, cá thành thục di chuyển từ vùng hạ lưu các sông ngược lên vùng trung lưu, tìm các vùng nước có lưu lượng cao hay chảy mạnh có những điều kiện thích hợp để đẻ trứng. Khi đẻ trứng cá tập trung thành đàn đông và phát ra tiếng kêu 'u, u'. từng đợt rất rõ. Cá không sinh sản được trong điều kiện nước đứng. Sức sinh sản khá cao : cá nặng 1kg có thể cho đến 100 ngàn trứng. Trứng trôi xuôi về hạ lưu để nở.. Tại Bắc Việt Nam trên các sông lớn như sông Thao, sông Đà, hạ lưu sông Hồng và tại các hồ như hồ Thác Bà, Ba Bể.. số lượng cá do bị đánh bắt quá mức đã bị sút giảm đến mức báo động.. Cá trôi Tàu : Cá tuy phân bố phần lớn tại lưu vực sông Trân châu, sông Min nhưng c ũng gặp tại lưu vực sông Hồng, Bắc Việt Nam. Tại Trung Hoa, cá được gọi dưới nhiều tên khac nhau như Lăng ngư (líng-yù), tên Quảng đông là Thổ lăng ngư, Tuyết lăng ngư. Tên gọi này gây nhầm lẫn với Cá lăng Việt Nam, thường dùng làm món chả cá, tên khoa học Macrones nemurus, là một loài cá thuộc gia đình Catfish. Cá trôi vảy nhỏ : Tên Thái lan : Pla nuan chan; Lào : Pa phone. Cá phân bố phần lớn tại lưu vực sông Mekong, thuộc Thái- Lào, Campu chea và gặp cả tại vùng đồng bằng sông Cửu Long khi cá di chuyển để sinh đẻ. Tại Việt Nam, cá ở dạng 'cá bột' chỉ lớn dưới 20cm, có nơi gọi là cá rói. Cá sinh sống tại những phụ lưu lớn, và di chuyển vào đồng ruộng trong mùa nước lụt. Cá lớn trung bình 65cm, thân trăng bạc, rất nhiều vảy nhỏ. Cá rất được ưa chuộng tại Thái ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: