Giá trị văn chương tác phẩm Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị văn chương tác phẩm Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi BÀI VĂN MẪU LỚP 10 Đề bài: Giá trị văn chương của Bình ngô đại cáoĐã nhiều thập kỷ nay, Bình Ngô đại cáo được đưa vào chương trình dạy-học môn Văn (sau gọi là môn Ngữ văn) ở cấp cuối trường phổ thông.Thường thì người ta cứ mặc nhiên dạy- học nó như một văn bản vănchương mà không mấy người đặt ra vấn đề phải chăng nội dung dạy- họcđó phù hợp với tính chất môn học hay đã lấn sân sang môn học khác,môn Lịch sử chẳng hạn, và cùng với điều đó lại có thể bỏ sót một số giátrị văn chương nào đó bởi trước tác này mang tính chất nguyên hợp,không chỉ là “văn sử bất phân” mà ngay ở phần văn cũng là tổng hoà củanhiều loại văn: văn nghị luận, văn tự sự, văn trữ tình… Và mặc dầu bảnhùng văn này đã được nhiều người nghiên cứu dưới các góc độ, đạt đượcnhiều thành tựu, song vẫn có những vấn đề cần phải nhận thức lại.Bình Ngô đại cáo trước hết là một văn kiện lịch sử. Cuối năm 1427(cũng có những tài liệu cổ cho rằng đầu năm 1428) được lệnh của LêLợi, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo và văn bản này được công bốtháng 4 năm 1428 bố cáo cho toàn quân dân biết sự nghiệp bình Ngô đãhoàn toàn thắng lợi, quân thù đã thảm bại và phải cút khỏi nước ta, mộtvận hội mới đã mở ra cho giang sơn xã tắc. Chỉ với tư cách văn bản quanphương Bình Ngô đại cáo mới được đưa vào bộ quốc sử Đại Việt sử kýtoàn thư(1) chứ không phải vì nó là tác phẩm văn chương xuất sắc củamột bề tôi. Tuy nhiên, các thể loại văn chương Việt Nam thời trung đại-như viện sĩ Đ.X. Likhatsôp nhận thấy ở thể loại văn học Nga cổ- “là đểphục vụ nhằm thoả mãn cả một kết hợp phức tạp những nhu cầu xã hộivà tồn tại gắn liền với điều đó trong một sự lệ thuộc với nhau rất chặtchẽ”(2), nên từ khi ra đời, Bình Ngô đại cáo không phải chỉ được tiếpnhận chủ yếu như một văn bản hành chính mà còn như một kiệt tác vănchương.Cáo là một thể trong loại văn chiếu lệnh, loại văn được người xưa coitrọng nhất. Luận ngữ ghi lời của đức Khổng Tử khen nước Trịnh cẩntrọng khi soạn thảo loại văn bản này: Tử viết: “Vi mệnh, Tỳ Thầm thảosáng chi. Đông Lý Tử Sản nhuận sắc chi Thế Thúc thảo luận chi. Hànhnhân Tử Vũ tu sức chi” (Đức Khổng Tử nói rằng: “Khi nước Trịnh làmtờ từ mệnh gửi cho nước khác, ông Tỳ Thầm khởi thảo, ông Thế Thúckhảo cứu bàn bạc, quan hành nhân là ông Tử Vũ sửa chữa thêm bớt, ôngTử Sản ở đất Đông Lý trau chuốt lại”). Tỳ Thầm, Thế Thúc, Tử Vũ, TửSản là những người tài nổi tiếng đương thời, cả bốn người hợp sức lại đểviết cho thấy thái độ của người đương thời về loại văn liên hệ trực tiếpvới chính sự này. “Chính giả, chính dã” (Chính trị là chính nghĩa – Luậnngữ). Một phương tiện để làm rõ chính nghĩa của các đế vương và cáctriều đại chính là văn chiếu lệnh. Văn chương thẩm mỹ để ngâm ngợi,chỉ cho thấy tài năng của cá nhân trong khi văn chiếu lệnh phục vụ đắclực cho chính sự, gắn bó với sự hưng vong của vương triều và quốc thể.Văn chương thời trung đại khác văn chương hiện nay ở nhiều phươngdiện, trong đó bộ phận khác biệt lớn nhất là những thể loại chức năng,bởi như Đ.X. Likhatsôp đã chỉ rõ những thể loại này nhằm đáp ứng đồngthời nhiều nhu cầu xã hội, khác với hiện nay đã có sự khu biệt về thuộctính và chức năng của các hình thái ý thức. Tìm hiểu những văn bản loạinày cần kết hợp linh động giữa tư duy lịch đại và tư duy đồng đại. Hiểnnhiên người ngày nay tiếp nhận chúng không giống người thời trung đại,nếu không có quan điểm lịch sử cụ thể sẽ bỏ qua hoặc không đánh giáđúng những giá trị đặc thù, mà đây lại là một trong những nguyên cớ đểchúng có mặt trong chương trình dạy-học ngữ văn ngày nay.Cáo là một thể của loại văn học chức năng, loại trước tác có yêu cầu đầutiên và cao nhất là “từ nghiêm nghĩa chính” (ngôn từ chuẩn mực, ý nghĩachính đáng). Bình Ngô đại cáo là một tác phẩm đỉnh cao nên nó mangthuộc tính phổ quát của các hiện tượng điển hình, là nghiên cứu nó sẽkhông chỉ biết về một cá thể mà còn nhận thức được một phạm vi rộnghơn thuộc cấp độ loại – ở đây là loại văn học chức năng. Trước tác nàyra đời cách đây đã năm thế kỷ, khi ấy các thể loại văn học chức năng cònmang đậm tính chất nguyên hợp, bởi vậy bản đại cáo còn tích hợp nhiềugiá trị khác, mà ở đây chúng ta quan tâm tìm hiểu là giá trị văn chương.Với đặc điểm của tư duy người đương thời, giá trị văn chương khôngngăn trở, chế ước giá trị hành chính của văn bản, trái lại, như thực tế chothấy, đã tạo thêm sức sống cho văn bản quan phương này.Giá trị của Bình Ngô đại cáo trước hết là ở phương diện một trước tácchính luận, loại văn bản được đánh giá cao khi có hệ thống lập luận chặtchẽ, thể hiện sâu sắc và sinh động những vấn đề có ý nghĩa trọng đại củaquốc gia dân tộc. Với Bình Ngô đại cáo, không phải nhà chuyên môncũng dễ nhận ra được lôgic lớn của toàn bài và sự thứ lớp trong lập luậncủa từng phần. Tiêu biểu cho tầm khái quát của văn bản là đoạn đầu(Nhân nghĩa chi cử… quyết hữu minh trưng). Đoạn này như một địnhnghĩa rất tiêu biểu về quốc gia phong kiến, được đánh giá là cống hiếncó ý nghĩa thế giới, khiến cho các thế hệ sau thán phục, tự hào. Đây làthành tựu đột xuất của lịch sử tư tưởng Việt Nam thời ấy, nhưng vớiNguyễn Trãi, là thành tựu tất yếu vì tất cả mọi ý niệm đó đều đã có trongQuân trung từ mệnh tập, đây chỉ là tập đại thành. Thành quả đó do banguyên nhân. Trước hết do tài năng siêu việt của nhà trí thức-người anhhùng Nguyễn Trãi vì chính ông chứ không ai khác đã từ tầm cao thờiđại, khái quát những giá trị to lớn của đất nước và đồng bào, của văn hoáViệt. Nguyên nhân thứ hai thuộc thời đại đầy biến động to lớn, khiếnvấn đề dân tộc dân chủ được đặt ra cực kỳ gay gắt. Người trí thứcNguyễn Trãi đã được tôi luyện trong hoàn cảnh đó, ông nhìn thấy giangsơn và dân nước mình trong máu và nước mắt trước khi thấy họ tronghào quang chiến thắng. Với một chút hài hước có thể nói nguyên nhânthứ ba thuộc “công” của giặc Minh. Chính vì trong thời gian dài phảithường xuyên đương ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài văn mẫu lớp 10 Bài văn mẫu Ngữ Văn 10 Bài làm văn mẫu Ngữ Văn Bình ngô đại cáo Tác giả Nguyễn Trãi Tìm hiểu giá trị văn chươngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn bản Hán Nôm: Phần 2 - TS. Trịnh Ngọc Ánh (Chủ biên)
88 trang 156 4 0 -
Phân tích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
8 trang 78 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Phân tích Hình tượng Rama trong Ramayana
7 trang 30 0 0 -
Bài văn mẫu: Phân tích tác phẩm Bình ngô đại cáo
37 trang 28 0 0 -
6 trang 28 0 0
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10 bài: Bình ngô Đại cáo - Nguyễn Trãi
9 trang 25 0 0 -
Những bài văn nghị luận xã hội – Phần 4
7 trang 25 0 0 -
Ngữ văn lớp 8: Soạn bài Nước Đại Việt Ta
8 trang 23 0 0 -
Bài giảng Ngữ văn - Bài: Nước Đại Việt ta
32 trang 23 0 0 -
Cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều của Nguyễn Du
13 trang 21 0 0 -
Phân tích bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu
7 trang 21 0 0 -
Những bài văn nghị luận xã hội – Phần 7
9 trang 21 0 0 -
Những bài văn nghị luận xã hội – Phần 8
7 trang 20 0 0 -
Đề kiểm tra học kì môn Lịch sử lớp 7 - Đề số 2
3 trang 20 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Tiểu sử Lê Hữu Trác
7 trang 19 0 0 -
Tổng tập về văn học Việt Nam (Tập 4): Phần 2
440 trang 19 0 0 -
Những bài văn nghị luận xã hội – Phần 6
8 trang 18 0 0 -
Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình - Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
10 trang 18 0 0 -
Ngữ văn lớp 10: Tư liệu về tác phẩm Truyền kỳ mạn lục và tác giả Nguyễn Dữ
9 trang 18 0 0 -
Thảo luận nhóm: Bài giảng Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Ức trai thi tập
21 trang 17 0 0