Danh mục

Giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố hàng hóa tại các ngân hàng thương mại

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài viết này là đánh giá khái quát về thực trạng rủi ro trong cho vay cầm cố hàng hóa tại các ngân hàng thương mại trong thời gian qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng thương mại thời gian tới. Bơi vì rủi ro trong cho vay cầm cố hàng hóa là một trong những chủ đề nóng được đề cập rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng trong năm vừa qua. Rủi ro xảy ra không những gây thiệt hại đến tài sản và con người của các ngân hàng thương mại (NHTM) mà còn làm cho uy tín của các NHTM suy giảm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố hàng hóa tại các ngân hàng thương mại Giải pháp hạn chế . . . Kinh tế GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY CẦM CỐ HÀNG HÓA TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Vũ Văn Thực* TÓM TẮT Rủi ro trong cho vay cầm cố hàng hóa là một trong những chủ đề nóng được đề cập rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng trong năm vừa qua. Rủi ro xảy ra không những gây thiệt hại đến tài sản và con người của các ngân hàng thương mại (NHTM) mà còn làm cho uy tín của các NHTM suy giảm. Mục tiêu của bài viết này là đánh giá khái quát về thực trạng rủi ro trong cho vay cầm cố hàng hóa tại các NHTM trong thời gian qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho các NHTM thời gian tới. Từ khóa: cầm cố hàng hóa, hạn chế rủi ro SOLUTION TO MINIMIZE RISKS FROM GOODS PLEDGE AT COMMERCIAL BANKS ABSTRACT Risks from goods pledge have made the headlines in the media during the past year. The risks not only cause damage to the commercial banks property and human resources but also undermine their good reputation. The article is intended to give an overview of the actual risks arising from goods mortgage at the commercial banks recently and suggest solutions to minimize the risks incurred by the banks for the time to come Keywords: Goods pledge, risk ministration 1. Đặt vấn đề: thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm tiền vay được các ngân hàng thương mại áp dụng từ khá lâu nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, cầm cố hàng hóa để đảm bảo nợ vay được các NHTM sử dụng một mặt đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, mặt khác để đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho các NHTM. Tại Việt Nam, thế chấp hàng hóa đã và đang được nhiều NHTM áp dụng, bên cạnh những mặt tích cực của nó thì cầm cố hàng hóa đã và đang nảy sinh ra nhiều vấn đề dẫn đến rủi ro * TS. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0918350036. Email: thucq6nhno@yahoo.com 3 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät cho các NHTM, hậu quả là ngân hàng thiệt hại về vốn vay, uy tín bị suy giảm và đôi khi còn có cả thiệt hại về con người đối với các NHTM. Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả trình bày khái quát về thực trạng rủi ro trong cho vay cầm cố hàng hóa, phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho các NHTM khi nhận tài sản thế chấp là hàng hóa để đảm bảo nợ vay tại các NHTM. 2. Cơ sở lý luận về đảm bảo tiền vay Tín dụng ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro và đảm bảo tiền vay được sử dụng như là một trong những cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho các NHTM. Đảm bảo tiền vay trong hoạt động ngân hàng là việc bên vay vốn thế chấp hoặc cầm cố tài sản thuộc sở hữu của mình cho ngân hàng để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay. Để đảm bảo tiền vay thực sự có hiệu quả, đòi hỏi: - Giá trị tài sản sử dụng làm đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ cần được đảm bảo. - Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị và thị trường tiêu thụ). - Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng đảm bảo tiền vay. [9] Theo qui định của pháp luật Việt Nam: đảm bảo tiền vay là việc các tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.[2] Hàng hóa trong bài viết này được hiểu là động sản thuộc quyền sở hữu của khách hàng dùng để cầm cố đảm bảo nghĩa vụ nợ của khách hàng vay vốn tại các NHTM. 3. Thực trạng rủi ro trong cho vay thế chấp hàng hóa tại các NHTM trong thời gian qua Có khá nhiều rủi ro xảy ra đối với các NHTM trong cho vay thế chấp hàng hoá trong thời gian vừa qua. Để có cái nhìn tổng quát về thực trạng rủi ro trong cho vay thế chấp hàng hóa tại các NHTM trong thời gian qua, chúng ta có thể điểm lại một số vụ điển hình dưới đây: Tháng 11 năm 2013, tại một kho hàng thuộc địa bàn xã An Hồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng đã phát sinh một sự kiện là 7 ngân hàng cùng tranh chấp một kho hàng, doanh nghiệp vay là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, tranh chấp xảy ra khi có ngân hàng đã phát hiện ra số lượng hàng hoá trong kho bị thiếu hụt và tài sản trong kho không đảm bảo được dư nợ vay cho ngân hàng. Được biết trước đó, doanh nghiệp này luôn để số lượng hàng hoá tồn kho lớn hơn số dư nợ vay tại ngân hàng (vốn vay chỉ chiếm từ 60%-70% giá trị tài sản bảo đảm). Tuy nhiên, khi gặp khó khăn của nền kinh tế vĩ mô, mặc dù trước đây doanh nghiệp thường có uy tín cao với các ngân hàng nhưng cuối cùng cũng lâm vào tình trạng vi phạm (Trần Minh Hải, 2013). Trước đó, ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thăng Long (Hà Nội) cũng đã gặp rất nhiều khó khăn khi xử lý khoản nợ xấu hơn 4,25 triệu USD (tương đương 88 tỷ đồng) mà ngân hàng này đã cho Công ty Cổ phần Thương mại nông sản Đức Lợi vay từ năm 2011. Được biết, khoản dư nợ trên Sacombank đã giải ngân cho Công ty Cổ phần Thương mại nông sản Đức Lợi vay để nhập khẩu hàng nghìn tấn đậu tương từ Mỹ, tài sản cầm cố cho khoản vay trên chính là các lô hàng đậu tương được nhập khẩu từ Mỹ. Tuy nhiên, với lượng hàng 6.078 tấn đậu tương đã nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ chuyển một phần hàng hóa về kho do ngân hàng quản lý, phần hàng hoá còn lại doanh nghiệp đã 4 Giải pháp hạn chế . . . không chuyển về kho do ngân hàng quản lý mà bán hết cho các đại lý và các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Khi phát hiện hàng hóa không đảm bảo cho khoản nợ vay tại ngân hàng, ngân hàng này đã buộc phải xử lý để thu hồi nợ trước hạn. Tuy nhiên, ngoài một số bất động sản đã được thế chấp, chi nhánh ngân hàng này chỉ thu giữ được hơn 327 tấn đậu tương còn sót lại, có giá trị chỉ hơn 7,84 tỷ đồng (Thu Hằng, 2013). Mới đây, vào khoảng đầu tháng 6 năm 2013, Công ty TNHH Trường Ngân ở Bình Dương bị 7 ngân hàng bao vây, tìm cách thu hồi khoảng 3.000 tấn cà phê lư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: