Danh mục

Giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 544.32 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đề cập và đánh giá thực trạng về đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, giảng dạy và phục vụ của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (HUFI). Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của HUFI trong giai đoạn Trường đang triển khai đổi mới cơ chế hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường giai đoạn 2017 – 2021 và chiến lược đến 2035.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢNGUỒN NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thái Doãn Thanh1*, Nguyễn Xuân Hoàn2, Dương Hoàng Kiệt3 1 Phòng Tổ chức Hành chính, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 2 Ban Giám hiệu, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 3 Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM *Email: tzthanh@cntp.edu.vnTÓM TẮT Bài viết này đề cập và đánh giá thực trạng về đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, giảng dạyvà phục vụ của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (HUFI). Trên cơ sởphân tích, đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp để nâng cao chất lượngvà sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của HUFI trong giai đoạn Trường đang triển khai đổi mớicơ chế hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường giai đoạn 2017 – 2021 và chiếnlược đến 2035.1. MỞ ĐẦU Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 “về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế’’, trong đó có nhấn mạnh phát triển đội ngũcán bộ quản lý, giảng viên là khâu “then chốt” để đảm bảo cho công cuộc đổi mới. Đứng trước thực trạng hiện nay, tại Việt Nam có trên 270 cơ sở giáo dục đại học, hầu hếtgần như được phủ sóng tất cả các tỉnh thành trong cả nước, trong đó đội ngũ có trình độ tiến sĩtrung bình chiếm khoảng 19% và giáo dục đại học được xem là “vùng trũng” trong hệ thốnggiáo dục của nước ta. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (HUFI), sau hơn 06 năm đượcnâng cấp trở thành trường đại học đã có tốc độ tăng trưởng nhanh về quy mô đào tạo (ngườihọc và đội ngũ cán bộ, giảng viên). HUFI đã nhanh chóng triển khai đổi mới cơ chế hoạt độngtheo Quyết định của Thủ tướng chính phủ. Cơ hội đến với HUFI rất rõ ràng, nhưng thách thứccũng rất lớn, trong đó có thể nói chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên còn thấp hơn sovới mặt bằng chung của cả nước. Nghị quyết đại hội đảng bộ HUFI nhiệm kỳ 2015-2020 cũngđã đánh giá thực trạng trong công tác phát triển đội ngũ trong giai đoạn 2010 – 2015, đồng thờicũng đã đề ra mục tiêu phát triển đội ngũ quản lý, giảng viên trong giai đoạn 2015-2020. Trongnăm học 2016-2017, nhiều nhiệm vụ trọng tâm đã đưa ra về công tác phát triển đội ngũ, đặcbiệt là chiến lược phát triển đội ngũ, thu hút đội ngũ chất lượng cao, sử dụng đội ngũ… Có thểnói, công tác cán bộ là công tác hết sức quan trọng và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, côngtác này cần phải có sự quan tâm, quyết liệt đổi mới để đáp ứng được yêu cầu phát triển. Câu hỏi lớn đặt ra cho HUFI: Làm thế nào để nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quảđội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên? Bài viết này sẽ đưa ra một số lời giải đáp cho câu hỏi này.2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CỦA HUFI2.1. Đội ngũ giảng dạy Tính đến thời điểm hiện nay, HUFI có 432 cán bộ ngạch giảng dạy. Trong đó chủ yếu làgiảng viên được xếp hạng 3 (358 GV). Tuy nhiên, hiện nay HUFI còn tồn tại một số chức danh 180giảng dạy như: giáo viên trung học (60 GV), giáo viên trung học cao cấp (02 GV), giáo viênthực hành (01 GV). Bảng 1. Thống kê loại cán bộ giảng dạy (Tính đến thời điểm 06/01/2017) STT Cán bộ ngạch giảng dạy Số lượng Tỉ lệ 1 Giảng viên (GV hạng 3) 358 82.75% 2 Giảng viên cao cấp (GV hạng 1) 1 0.23% 3 Giảng viên chính (GV hạng 2) 10 2.33% 4 Giáo viên trung học cao cấp 2 0.47% 5 Giáo viên trung học 60 13.99% 6 Giáo viên thực hành 1 0.23% Tổng 432 100% Về trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy được mô tả bằng bảng 2. Bảng 2. Thống kê trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy (tính đến ngày 06/01/2017) STT Học hàm/Học vị Số lượng Tỷ lệ 1 Giáo sư. TS 2 0.46% 2 Phó giáo sư.TS 7 1.62% 3 Tiến sĩ 39 9.03% 4 Thạc sĩ 334 77.31% 5 Đại học 52 12.04% Tổng 432 100% ...

Tài liệu được xem nhiều: